Tại họp báo thường kỳ ngày 6/4 của Bộ Thông tin và Truyền thông, bà Trần Thị Thu Hiền - Phó Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) cho biết, tình trạng vi phạm pháp luật trên không gian mạng hiện nay diễn ra ngày càng tinh vi, thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như tạo các website giả mạo các cơ quan, doanh nghiệp, ngân hàng, sàn thương mại để lừa đảo chiếm đoạt tài sản cùng nhiều hình thức vi phạm. Đặc điểm chung của hành vi vi phạm là thường sử dụng tên miền quốc tế đăng ký ở nước ngoài, che giấu thông tin chủ thể.
Bà Trần Thị Thu Hiền - Phó Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam
Nhằm góp phần phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động lừa đảo, vi phạm pháp luật, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng và triển khai Cổng tra cứu thông tin tên miền để hỗ trợ người dân, tổ chức, doanh nghiệp nhận diện, xác thực nguồn thông tin chính thức trên môi trường mạng.
Theo đó, trước khi sử dụng dịch vụ, giao dịch trên Internet, người dân, tổ chức, doanh nghiệp có thể tra cứu thông tin website, tên miền bằng cách thực hiện nhắn tin miễn phí tới tổng đài 156 hoặc tra cứu trực tiếp tại địa chỉ https://tracuutenmien.gov.vn.
Theo bà Trần Thị Thu Hiền, trong hai năm 2021 và năm 2022, Trung tâm Internet Việt Nam đã phối hợp cung cấp thông tin hơn 1.819 tên miền (trong đó có 1.683 tên miền quốc tế, chiếm 92,5% đăng ký tại nước ngoài sử dụng dịch vụ ẩn giấu thông tin chủ thể) cho các cơ quan có thẩm quyền về xử lý vi phạm; tiếp nhận xử lý tạm ngừng hoạt động và thu hồi 498 tên miền liên quan đến các vi phạm về giả mạo các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử tổng hợp, các hành vi cờ bạc trực tuyến, lừa đảo ngân hàng, tài chính, mua bán sản phẩm y tế, thực phẩm chức năng trái phép...
Số liệu thống kê sau 1 tháng triển khai hệ thống tra cứu tên miền
Phó Giám đốc VNNIC cho biết, sau hơn 1 tháng triển khai hệ thống tra cứu tên miền, Trung tâm Internet Việt Nam đã ghi nhận 65.040 lượt tra cứu thông tin, trong đó, số lượng lượt tra cứu qua tin nhắn SMS gửi tới đầu số 156 là 5.677 lượt và qua trang web tracuutenmien.gov.vn là 59.363 lượt. Đáng chú ý là có tới 69% các tên miền được tra cứu thuộc nhóm tên miền quốc tế. “Điều này phản ánh rất khách quan thực trạng các đối tượng thường sử dụng tên miền quốc tế để thiết lập các trang web nhằm thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Thống kê từ hệ thống cho thấy, có tới 25% lượt tra cứu bị sai cú pháp. Do đó, đại diện VNNIC lưu ý, người dân cần thực hiện tra cứu theo đúng cú pháp được hướng dẫn.
Cũng theo báo cáo của VNNIC, có 6 nhóm tên miền được người dùng quan tâm tra cứu, bao gồm: Cờ bạc, Ngân hàng, Sàn thương mại điện, Báo chí, Nhạy cảm thuần phong mỹ tục và Thương hiệu. Trong số đó, Phó Giám đốc VNNIC cho biết, người dùng đặc biệt quan tâm đến 2 nhóm tên miền "Cờ bạc" (53%) và "Ngân hàng" (24,6%).
Theo bà Trần Thị Thu Hiền, hiện nay, Trung tâm Internet Việt Nam (Bộ Thông tin và Truyền thông) đang quản lý cơ sở dữ liệu tên miền quốc gia Việt Nam ".vn" và dữ liệu đăng ký sử dụng tên miền quốc tế của tổ chức, cá nhân Việt Nam do các nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam báo cáo. Hệ thống tra cứu thông tin tên miền sẽ giúp người sử dụng xác định các thông tin: loại tên miền (tên miền quốc gia Việt Nam ".vn" hay tên miền quốc tế); tên chủ thể đăng ký sử dụng; nhà đăng ký quản lý tên miền.
Với nguồn thông tin, dữ liệu chính thức từ cơ sở dữ liệu quản lý tên miền của Bộ Thông tin và Truyền thông, Cổng thông tin tra cứu tên miền là công cụ hỗ trợ hiệu quả cho người sử dụng trong việc xác định nguồn tin chính thức trên môi trường mạng, góp phần phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật liên quan đến việc sử dụng tên miền trên môi trường mạng.
Các hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật trên không gian mạng đang ngày càng tinh vi, khó nhận diện, xuất phát một phần từ việc không xác nhận được chủ thể website, tên miền. Thông qua tra cứu trên hệ thống tra cứu thông tin tên miền, người sử dụng dịch vụ Internet có thể nhận diện, xác thực nguồn thông tin chính thức qua đó cân nhắc, xem xét nguồn thông tin đang tiếp cận trên môi trường mạng.
Theo VTV
07:00 | 03/04/2023
16:00 | 23/11/2022
18:00 | 11/10/2024
16:00 | 25/11/2024
09:00 | 14/11/2024
13:00 | 16/09/2022
16:00 | 02/12/2024
Trong tháng 11, Microsoft, Adobe và SAP đã phát hành bản vá cho các sản phẩm của mình. Người dùng cần khẩn trương cài đặt bản vá để phòng tránh rủi ro mất an toàn thông tin.
13:00 | 31/10/2024
Hàng trăm triệu điện thoại thông minh trên toàn cầu sử dụng chip của Qualcomm có nguy cơ bị tin tặc tấn công và xâm nhập thiết bị từ xa qua một lỗ hổng Zero day.
16:00 | 30/10/2024
Trong tháng 10, Microsoft, Adobe và SAP đã phát hành bản vá cho các sản phẩm của mình. Người dùng cần khẩn trương cài đặt bản vá để phòng tránh rủi ro mất an toàn thông tin.
07:00 | 23/10/2024
Công ty môi giới dữ liệu National Public Data (Mỹ) từng thông báo lộ, lọt 300 triệu số an sinh xã hội và các thông tin nhận dạng cá nhân khác, đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản do làn sóng kiện tụng.
Bắt đầu từ năm 2025, Samsung CryptoCore - môđun mã hóa của Samsung Electronics sẽ được tích hợp hoàn toàn vào hệ điều hành Smart TV Tizen OS của Samsung, nhằm tăng cường bảo mật cho các sản phẩm chính như TV, màn hình và bảng hiệu kỹ thuật số.
10:00 | 12/12/2024