Cụ thể, lỗ hổng định danh CVE-2022-41352 có điểm CVSS: 9,8, ảnh hưởng đến một thành phần của Zimbra suite có tên Amavis - bộ lọc nội dung nguồn mở và tiện ích cpio mà nó sử dụng để quét và trích xuất kho lưu trữ.
Lỗ hổng được cho là bắt nguồn từ một lỗ hổng CVE-2015-1197 được tiết lộ lần đầu năm 2015 và đã được khắc phục trong các phiên bản sau của Linux. Tin tặc có thể sử dụng gói cpio để truy cập trái phép vào bất kỳ tài khoản người dùng nào khác.
Để khai thác lỗ hổng tin tặc tiến hành gửi email có tệp đính kèm TAR độc hại. Tập tin này sau khi được nhận, sẽ gửi tới Amavis để sử dụng mô-đun cpio kích hoạt khai thác.
Công ty an ninh mạng Kaspersky cho biết, các nhóm APT không xác định đã tích cực khai thác lỗ hổng trong thực tế. Một trong số đó lây nhiễm một cách có hệ thống tới các máy chủ tại Trung Á.
Theo công ty ứng phó sự cố Volexity (Mỹ), ước tính khoảng 1.600 máy chủ Zimbra đã bị ảnh hưởng bởi lỗ hổng. Cùng với đó, một số đường dẫn web shell đã được sử dụng để khai thác có mục tiêu nhắm vào các tổ chức quan trọng trong chính phủ, viễn thông và công nghệ thông tin, chủ yếu ở châu Á. Những đường dẫn khác được sử dụng trong việc khai thác quy mô lớn trên toàn thế giới.
M.H
12:00 | 13/10/2022
11:00 | 24/10/2022
16:00 | 02/11/2022
14:00 | 30/09/2022
17:00 | 30/09/2022
08:00 | 24/10/2023
Các nhà nghiên cứu của công ty an ninh mạng Lookout (Mỹ) đã xác định được mối liên hệ giữa phần mềm gián điệp Android có tên là “DragonEgg” và phần mềm độc hại trên iOS “LightSpy”. Báo cáo cũng cho biết cả hai dòng phần mềm độc hại này đều thuộc nhóm tin tặc APT41 đến từ Trung Quốc.
13:00 | 09/10/2023
Vừa qua, các nhà nghiên cứu của nhóm bảo mật ThreatLabz tại công ty an ninh mạng Zscaler đã phát hiện ra mối đe dọa phần mềm độc hại dưới dạng dịch vụ (MaaS) mới có tên là “BunnyLoader”, đang được rao bán trên các diễn đàn tội phạm có thể đánh cắp và thay thế nội dung bộ nhớ đệm hệ thống.
13:00 | 29/06/2023
Ba ứng dụng Android trên cửa hàng ứng dụng Google Play đã được các tin tặc sử dụng để thu thập thông tin tình báo từ các thiết bị được nhắm mục tiêu, bao gồm dữ liệu vị trí và danh sách liên hệ của nạn nhân.
16:00 | 23/06/2023
Ngày 20/6, công ty an ninh mạng Group-IB (Singapore) cho biết, thông qua Nền tảng Threat Intelligence đã xác định 101.134 thông tin đăng nhập tài khoản ChatGPT bị xâm phạm giao dịch trên các thị trường dark web bất hợp pháp từ tháng 6/2022 đến tháng 5/2023. Trong đó, khu vực châu Á - Thái Bình Dương có số lượng thông tin xác thực ChatGPT bị rao bán cao nhất, riêng Ấn Độ chiếm 12.632 thông tin đăng nhập bị đánh cắp.
Mới đây, các nhà nghiên cứu của hãng bảo mật Check Point đã phát hiện chiến dịch gián điệp mạng được thực hiện bởi nhóm tin tặc Gamaredon có liên hệ với Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB), bằng cách sử dụng một loại Worm lây lan qua thiết bị USB có tên là LitterDrifter trong các cuộc tấn công nhắm vào các thực thể tại Ukraine. Bài viết này tập trung vào phân tích LitterDrifter cũng như cơ sở hạ tầng của máy chủ điều khiển và kiểm soát (C2) của phần mềm độc hại này.
14:00 | 23/11/2023