Chương trình sudo hoạt động trên nguyên tắc đặc quyền tối thiểu, cung cấp cho người dùng các quyền để phục vụ công việc mà không ảnh hưởng đến tính bảo mật của toàn hệ thống.
Khi thực thi các lệnh trên hệ điều hành Unix, người dùng thông thường có thể sử dụng sudo (superuser) để thực thi các lệnh với quyền root nếu họ có quyền hoặc biết được mật khẩu của người dùng root.
Sudo cũng có thể được cấu hình để cho phép người dùng thực thi các lệnh với vai trò người dùng khác bằng cách thêm các lệnh đặc biệt vào file cấu hình sudoer.
Lỗ hổng trong Sudo (CVE-2021-3156) được các nhà nghiên cứu của Qualys tiết lộ vào ngày 13/01/2021 và đã có bản vá trước khi bị công khai.
Đây là một lỗi tràn bộ đệm trong bộ nhớ heap, có thể bị khai thác bởi người dùng cục bộ. Kẻ tấn công không cần biết mật khẩu người dùng vẫn có thể khai thác thành công lỗ hổng.
Lỗ hổng tồn tại do Sudo thực hiện không chính xác việc unescape dấu “\” trong các đối số. Qua đó, Qualys đã tạo ra 3 mã khai thác để chỉ ra cách lỗ hổng có thể bị khai thác thành công.
Sử dụng các mã khai thác này, các nhà nghiên cứu có thể có được các đặc quyền root trên nhiều bản phân phối Linux, gồm có Debian 10 (Sudo 1.8.27), Ubuntu 20.04 (Sudo 1.8.31) và Fedora (Sudo 1.9.2). Các bản phân phối và hệ điều hành khác của Sudo cũng có thể bị khai thác bởi lỗ hổng này.
Để kiểm tra hệ thống của mình có tồn tại lỗ hổng này không, người dùng có thể truy cập với vai trò không phải người dùng root, chạy lệnh "sudoedit -s /". Hệ thống tồn tại lỗ hổng sẽ hiển thị báo lỗi bắt đầu bằng "sudoedit:", trong khi thông báo trên hệ thống đã được vá sẽ đầu bằng "usage:"
Quản trị viên hệ thống sử dụng Sudo để ủy quyền root đến người dùng cần nâng cấp lên sudo 1.9.5p2 hoặc cao hơn để phòng tránh rủi ro mất an toàn thông tin.
M.H
10:00 | 28/01/2021
09:00 | 26/01/2021
14:00 | 25/01/2021
14:00 | 10/03/2025
Microsoft cáo buộc nhóm tin tặc đã tạo ra các công cụ độc hại để tạo ra video Deepfake của người nổi tiếng và nhiều nội dung bất hợp pháp khác. Danh tính các cá nhân có liên quan bao gồm Arian Yadegarnia từ Iran (biệt danh Fiz), Alan Krysiak từ Vương quốc Anh (biệt danh Drago), Ricky Yuen từ Hồng Kông (biệt danh cg-dot) và Phát Phùng Tấn từ Việt Nam (biệt danh Asakuri).
09:00 | 23/01/2025
Mới đây, các chuyên gia an ninh mạng đã phát đi cảnh báo liên quan đến chiến dịch lừa đảo trên nền tảng nhắn tin, gọi điện miễn phí và được mã hóa 2 chiều Signal.
16:00 | 20/01/2025
Ngày 06/01, nhóm tin tặc Silent Crow được cho là liên quan đến Ukraine tuyên bố đã xâm nhập vào hệ thống của Cơ quan địa chính và bản đồ Quốc gia Nga (Rosreestr) và công bố một phần dữ liệu được cho là trích xuất từ cơ sở dữ liệu của cơ quan này.
14:00 | 27/11/2024
Công ty an ninh mạng BlackBerry (Canada) cho biết, nhóm tin tặc APT41 của Trung Quốc đứng sau phần mềm độc hại LightSpy iOS đã mở rộng bộ công cụ của chúng bằng DeepData, một framework khai thác mô-đun trên Windows, được sử dụng để thu thập nhiều loại thông tin từ các thiết bị mục tiêu. Bài viết này sẽ tìm hiểu về các plugin DeepData dựa trên báo cáo của BlackBerry.
Thống kê trong năm qua của Kaspersky đã phát hiện hơn 33,3 triệu cuộc tấn công nhắm vào người dùng smartphone trên toàn cầu. Đáng chú ý, số vụ tấn công bằng trojan trên thiết bị Android đã tăng từ 420.000 vụ năm 2023 lên 1.242.000 vụ vào năm 2024.
17:00 | 17/03/2025