Lỗ hổng có định danh CVE-2024-23204 (điểm CVSS: 7,5), có thể cho phép một Shortcut truy cập thông tin nhạy cảm trên thiết bị mà không có sự đồng ý của người dùng. Apple đã giải quyết nó vào ngày 22/1/2024, với việc phát hành iOS 17.3, iPadOS 17.3, macOS Sonoma 14.3, và watchOS 10.3.
“Một Shortcut có thể sử dụng dữ liệu nhạy cảm mà không cần nhắc người dùng”, nhà sản xuất iPhone cho biết đồng thời thông tin nó đã được sửa bằng “kiểm tra quyền bổ sung”.
Apple Shortcut là một ứng dụng cho phép người dùng tạo quy trình làm việc riêng (còn gọi là macro) để thực hiện các tác vụ cụ thể trên thiết bị của họ. Nó được cài đặt theo mặc định trên các hệ điều hành iOS, iPadOS, macOS và watchOS.
Nhà nghiên cứu Jubaer Alnazi Jabin của Bitdefender, người đã phát hiện và báo cáo lỗ hổng, cho biết lỗi này có thể bị khai thác để tạo một Shortcut độc hại nhằm vượt qua các chính sách bảo mật Minh bạch, Đồng thuận và Kiểm soát (TCC).
TCC là một framework bảo mật của Apple được thiết kế để bảo vệ dữ liệu người dùng khỏi bị truy cập trái phép mà không yêu cầu quyền thích hợp ngay từ đầu.
Cụ thể, lỗ hổng này bắt nguồn từ một tính năng shortcut được gọi là "Expand URL", có khả năng mở rộng các URL đã được rút ngắn bằng các dịch vụ rút ngắn URL như t.co hoặc bit.ly, đồng thời xóa các tham số theo dõi UTM.
Alnazi Jabin cho biết rằng chức năng này có thể bị lạm dụng để truyền dữ liệu đã được mã hóa Base64 đến một trang web độc hại.
“Phương pháp này liên quan đến việc chọn bất kỳ dữ liệu nhạy cảm nào (Ảnh, Danh bạ, Tệp và dữ liệu clipboard) trong các shortcut, import dữ liệu đó, chuyển đổi nó bằng tùy chọn mã hóa base64 và cuối cùng chuyển tiếp nó đến máy chủ độc hại”.
Nhà nghiên cứu cho biết: “Các shortcut có thể được trích xuất và chia sẻ giữa những người dùng. Cơ chế chia sẻ này làm tăng phạm vi tiếp cận tiềm năng của lỗ hổng khi người dùng vô tình thêm vào (import) các shortcut độc hại có thể kích hoạt CVE-2024-23204”.
Hà Phương
(Theo Thehackernews)
13:00 | 26/02/2024
15:00 | 31/01/2024
10:00 | 28/03/2024
09:00 | 01/02/2024
10:00 | 23/07/2024
Ngày 19/7, dịch vụ đám mây Azure, Microsoft 365 và Teams của Microsoft gặp trục trặc khiến hàng nghìn chuyến bay trên toàn cầu bị hoãn, hủy và gây gián đoạn hoạt động tại nhiều sân bay. Nguyên nhân vấn đề được cho là xuất phát từ lỗi trong hệ thống của Công ty an ninh mạng toàn cầu CrowdStrike (Mỹ) - đối tác của Microsoft. Đây được coi là sự cố lớn nhất trong lịch sử với mức độ ảnh hưởng sâu rộng từ giao thông vận tải, ngân hàng đến an ninh, y tế...
14:00 | 10/07/2024
Juniper Networks đã phát hành bản cập nhật bảo mật mới để giải quyết một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng có thể dẫn đến việc bỏ qua xác thực trong một số bộ định tuyến của hãng.
10:00 | 13/05/2024
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, lỗ hổng bảo mật là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các cuộc tấn công mạng. Do đó, việc nâng cao hiểu biết và nhận thức về các mối đe dọa mạng ngày càng cần thiết. Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng Internet cao thế giới, thế nhưng vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân vẫn còn gặp nhiều bất cập trong xu thế toàn cầu hóa về chuyển đổi số. Bài báo sẽ thông tin tới độc giả thực trạng mối đe dọa về lỗ hổng bảo mật; một số lỗ hổng phổ biến; phương thức, thủ đoạn khai thác, nguyên nhân xuất hiện lỗ hổng bảo mật, từ đó đưa ra những giải pháp phòng chống và ngăn chặn.
09:00 | 03/05/2024
Một lỗ hổng nghiêm trọng ảnh hưởng đến nhiều ngôn ngữ lập trình cho phép kẻ tấn công chèn lệnh vào các ứng dụng Windows.
Trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam đang trở thành mục tiêu hấp dẫn cho các cuộc tấn công chuỗi cung ứng tinh vi. Các doanh nghiệp Việt từ các tổ chức nhỏ đến các tập đoàn lớn đều phải đối mặt với nguy cơ bị tấn công qua những lỗ hổng bảo mật trong hệ thống của đối tác hay nhà cung cấp.
07:00 | 10/09/2024