Microsoft
Trung tuần tháng 8, Microsoft đã phát hành danh sách bản vá với 84 lỗ hổng an toàn thông tin trong các sản phẩm của mình. Bản phát hành tháng này đặc biệt nhấn mạnh vào các lỗ hổng an toàn thông tin có mức ảnh hưởng cao và nghiêm trọng sau:
- Lỗ hổng an toàn thông tin CVE-2023-38181 trong Microsoft Exchange Server cho phép hacker thực hiện tấn công Spoofing. Hacker có thể khai thác lỗ hổng này để vượt qua bản vá cho một lỗ hổng đã bị khai thác trong thực tế là CVE-2022-41082.
- Lỗ hổng định danh CVE-2023-21709 trong Microsoft Exchange Server cho phép đối tượng tấn công thực hiện tấn công nâng cao đặc quyền.
- 04 lỗ hổng CVE-2023-35368, CVE-2023-38185, CVE-2023-35388, CVE-2023-38182 trong Microsoft Exchange Server cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa. Điều này cho thấy Microsoft Exchange Server vẫn luôn là mục tiêu hàng đầu được các đối tượng tấn công có chủ đích nhắm đến. Vì vậy, để đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống của các cơ quan, tổ chức, các đơn vị cần rà soát lỗ hổng liên quan đến Microsoft Exchange Server để phát hiện và có phương án xử lý kịp thời, đồng thời tăng cường giám sát nhằm giảm thiểu nguy cơ bị tấn công thông qua các lỗ hổng này.
- 03 lỗ hổng an toàn thông tin CVE-2023-35385, CVE-2023-36910, CVE-2023-36911 trong Microsoft Message Queuing cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa.
- 02 lỗ hổng an toàn thông tin CVE-2023-29328, CVE-2023-29330 trong Microsoft Teams cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa.
- Lỗ hổng an toàn thông tin CVE-2023-36895 trong Microsoft Outlook cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa.
- Lỗ hổng an toàn thông tin CVE-2023-36896 trong Microsoft Excel cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa.
- Lỗ hổng an toàn thông tin CVE-2023-35371 trong Microsoft Office cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa.
Adobe
Cũng trong tháng 8, Adobe phát hành 4 bản vá cho 37 lỗ hổng bảo mật trong Acrobat Reader, Commerce, Dimension và XMP Toolkit SDK. Đáng chú ý, lỗ hổng nghiêm trọng trong Adobe Commerce có điểm CVSS 9.1 với mã định danh CVE-2023-38208. Lỗ hổng tồn tại trong quy trình vô hiệu hóa không đúng cách các thành phần đặc biệt được sử dụng trong hệ điều hành.
Một lỗ hổng khác có mã định danh CVE-2023-29320 được phát hiện trong Acrobat Reader. Đây là lỗ hổng cho phép bỏ qua tính năng bảo mật dẫn đến thực thi mã tùy ý. Không có lỗ hổng nào được cho là biết đến công khai hoặc bị tấn công tại thời điểm phát hành bản vá.
Apple
Ở một động thái khác, Apple đã phát hành các bản cập nhật iOS 15.3.1, iPadOS 15.3.1 và macOS để vá lỗ hổng mới trên iPhone, iPad và Mac.
Đáng chú ý, lỗ hổng có mã định danh CVE-2022-22620 cho phép tin tặc khai thác để tấn công các thiết bị của Apple, thực thi mã nhị phân trên những thiết bị bị ảnh hưởng.
Danh sách các thiết bị bị ảnh hưởng khá rộng, do lỗ hổng tác động đến cả mẫu máy cũ và mới, bao gồm: iPhone 6s trở lên, iPad Pro (tất cả phiên bản), iPad Air 2 trở lên, iPad gen 5 trở lên, iPad mini 4 trở lên, iPod touch gen 7 trở lên, máy tính Mac cài hệ điều hành macOS Monterey.
Mặc dù lỗ hổng này dường như chỉ được khai thác trong các cuộc tấn công có chủ đích, nhưng người dùng Apple vẫn nên cài đặt bản cập nhật sớm nhất để có thể ngăn chặn khả năng bị tấn công.
Từ đầu năm tới nay, Apple đã vá 3 lỗ hổng zero-day. Trong tháng 1/2022, hãng đã vá 2 lỗ hổng cho phép kẻ tấn công thực thi mã nhị phân (CVE-2022-22587) và theo dõi hoạt động duyệt web, danh tính người dùng theo thời gian thực (CVE-2022-22594). Chúng tác động đến iPhone 6s trở lên, máy tính Mac chạy hệ điều hành macOS Monterey và nhiều mẫu iPad khác.
Có thể thấy, Apple đang đối mặt với vô số lỗ hổng khác đang đe dọa thiết bị iOS, iPadOS và macOS. Để cập nhật, người dùng truy cập vào Settings > General > Software Update để tải về phiên bản cập nhật mới nhất.
Bích Thủy
10:00 | 03/08/2023
14:00 | 14/06/2023
15:00 | 23/06/2023
14:00 | 21/09/2023
Trong gần 1 tháng trở lại đây, trào lưu chỉnh sửa ảnh anime - tạo ảnh như nhân vật phim hoạt hình qua các app như Loopsie đang được nhiều người dùng các mạng xã hội tại Việt Nam đua nhau sử dụng. Tuy nhiên, các chuyên gia bảo mật đã chỉ ra những nguy cơ tiềm ẩn khi người dùng sử dụng các ứng dụng này.
10:00 | 12/09/2023
Mới đây, công ty phần mềm Netskope (Mỹ) đã đưa ra một báo cáo cho thấy, mã nguồn được đẩy vào ChatGPT nhiều hơn bất kỳ loại dữ liệu nhạy cảm nào, với tỷ lệ 158 sự cố trên 10 nghìn người dùng mỗi tháng.
12:00 | 14/08/2023
Một tính năng tìm kiếm hợp pháp của Windows đang bị khai thác bởi các tác nhân độc hại không xác định để tải xuống các payload tùy ý từ các máy chủ từ xa và xâm phạm các hệ thống được nhắm mục tiêu bằng các trojan truy cập từ xa (RAT) như AsyncRAT và Remcos RAT.
14:00 | 24/07/2023
Công ty an ninh mạng Guardz (Israel) đã xác nhận sự tồn tại của một chương trình đánh cắp thông tin mới trên dark web, được gọi là phần mềm độc hại ShadowVault, có khả năng đánh cắp dữ liệu nhạy cảm từ các thiết bị chạy macOS, gây ra mối đe dọa đáng kể cho các doanh nghiệp cũng như cá nhân.
Kết quả khảo sát của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản cho thấy nhiều doanh nghiệp, tổ chức tại nước này đã trở thành nạn nhân của hình thức tấn công bằng mã độc tống tiền.
08:00 | 26/09/2023