Adobe
Phía công ty Adobe sau khi phát hiện lỗ hổng đã ngay lập tức phát hành bản cập nhật để giải quyết lỗ hổng zero-day CVE-2023-26369, được biết lỗ hổng này có thể được sử dụng để thực thi mã từ xa trên các máy mục tiêu. Mặc dù thông tin bổ sung về các cuộc tấn công vẫn chưa được tiết lộ nhưng lỗ hổng này được cho là ảnh hưởng đến Acrobat và Acrobat Reader DC, Acrobat 2020 và Acrobat Reader 2020, trên cả hệ thống Windows và macOS.
Danh sách đầy đủ các sản phẩm và phiên bản bị ảnh hưởng của Adobe:
Mozilla
Cũng như công ty Adobe, phía Mozilla vào ngày 12/9 đã phát hành các bản cập nhật bảo mật để giải quyết lỗ hổng zero-day nghiêm trọng trong Firefox và Thunderbird đã được khai thác rộng rãi. Lỗ hổng có mã định danh CVE-2023-4863 là lỗ hổng tràn bộ đệm heap ở định dạng WebP có thể dẫn đến việc thực thi mã tùy ý khi xử lý một hình ảnh được chế tạo đặc biệt.
Theo mô tả trên Cơ sở dữ liệu về lỗ hổng bảo mật quốc gia (NVD) của Mỹ, lỗ hổng của Mozilla có thể cho phép kẻ tấn công từ xa thực hiện việc ghi bộ nhớ ngoài giới hạn thông qua một trang HTML được tạo thủ công.
Các nhà nghiên cứu tại Bộ phận Kiến trúc và Kỹ thuật bảo mật của Apple (SEAR) và Đại học Toronto đã được ghi nhận là đã báo cáo lỗ hổng bảo mật này. Nó đã được giải quyết trong các phiên bản Firefox 117.0.1, Firefox ESR 115.2.1, Firefox ESR 102.15.1, Thunderbird 102.15.1 và Thunderbird 115.2.2.
Mặc dù các chi tiết cụ thể liên quan đến việc khai thác lỗ hổng vẫn chưa được biết, nhưng các chuyên gia nghi ngờ rằng cả 2 lỗ hổng này đều được lợi dụng để nhắm mục tiêu vào các cá nhân đặc thù, chẳng hạn như các nhà hoạt động chính trị và nhà báo.
Quốc Trường
16:00 | 06/09/2023
15:00 | 03/09/2023
10:00 | 11/08/2023
14:00 | 14/07/2023
Trong thời gian gần đây, các trường học tại Mỹ đang trở thành mục tiêu hàng đầu của nhóm tin tặc tấn sử dụng mã độc để tống tiền. Mới đây nhất, các thông tin nhạy cảm của hàng nghìn trẻ em tại trường Công lập Mineapolis, bang Minnesota đã bị đưa lên mạng, sau khi nhóm tin tặc không đòi được tiền chuộc.
10:00 | 07/07/2023
Ngày 5/7, Tập đoàn Đường sắt Nga (RZD) thông báo trên kênh Telegram rằng hệ thống trang web và ứng dụng di động của họ đã tạm thời bị gián đoạn ít nhất sáu giờ sau một cuộc tấn công mạng diễn ra trên quy mô lớn, được thực hiện bởi các tin tặc đến từ Ukraine, dẫn đến việc hành khách chỉ có thể mua vé trực tiếp tại các nhà ga.
16:00 | 12/05/2023
Cho đến đầu năm nay, ứng dụng phần mềm mã nguồn mở Apache Superset vẫn xuất xưởng với cấu hình mặc định không an toàn mà kẻ xấu có thể khai thác để đăng nhập và chiếm lấy ứng dụng trực quan hóa dữ liệu, đánh cắp dữ liệu và thực thi mã độc.
12:00 | 28/04/2023
Một công cụ đánh cắp thông tin xác thực được phát triển trên nền tảng Python có tên là “Legion” đang được phân phối qua Telegram như một cách thức để các tin tặc xâm nhập vào các dịch vụ trực tuyến khác nhau để tấn công mạng mục tiêu.
Kết quả khảo sát của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản cho thấy nhiều doanh nghiệp, tổ chức tại nước này đã trở thành nạn nhân của hình thức tấn công bằng mã độc tống tiền.
08:00 | 26/09/2023