Chiến dịch tấn công này có liên quan tới nhóm tin tặc DarkHydrus. Đây là nhóm tin tặc chuyên thực hiện các cuộc tấn công có chủ đích (Advanced Persistent Threat - APT), lợi dụng công cụ mã nguồn mở Phishery để thu thập thông tin chống lại các tổ chức chính phủ và giáo dục tại Trung Đông vào tháng 8/2018.
Vì đa số các công cụ bảo mật hoạt động bằng cách theo dõi lưu lượng mạng để phát hiện các địa chỉ IP độc hại, nên tin tặc đang hướng tới việc lợi dụng cơ sở hạ tầng của các dịch vụ hợp pháp trong các cuộc tấn công mạng. Trong chiến dịch tấn công này, tin tặc sử dụng một biến thể mới có tên Trojan RogueRobin để lây nhiễm vào máy tính của nạn nhân, bằng cách lừa người dùng mở một tệp tin Microsoft Excel đã nhúng macro VBA (Visual Basic for Applications) độc hại. Khi người dùng kích hoạt macro, một tệp văn bản .txt độc hại sẽ được lưu trong thư mục tạm thời và lợi dụng ứng dụng personas.exe để tự khởi chạy. Cuối cùng, Trojan RogueRobin được cài đặt vào máy tính của nạn nhân.
Trojan RogueRobin bao gồm nhiều chức năng như: ẩn mình; phát hiện sandbox; kiểm tra môi trường ảo hóa, bộ nhớ, số lượng bộ xử lý; phát hiện các công cụ phân tích phổ biến được chạy trên hệ thống; phát hiện anti-debug....
Giống phiên bản gốc, biến thể mới của RogueRobin cũng sử dụng DNS tunneling - một kỹ thuật gửi hoặc truy xuất dữ liệu và lệnh thông qua các gói truy vấn DNS để giao tiếp với máy chủ C&C. Ngoài ra, mã độc này còn đặt API Google Drive là kênh thay thế để gửi dữ liệu và nhận lệnh từ tin tặc.
Các chuyên gia nhận định, chiến dịch này cho thấy các nhóm tin tặc đang chuyển hướng nhiều hơn sang việc lợi dụng các dịch vụ hợp pháp làm cơ sở hạ tầng C&C một cách tinh vi để tránh bị phát hiện.
Cách tốt nhất để bảo vệ người dùng khỏi các cuộc tấn công này là luôn cảnh giác trước bất kỳ tài liệu lạ, chưa rõ nguồn gốc được gửi qua email. Đồng thời, không truy cập vào các liên kết trong tài liệu khi chưa xác minh được nguồn gửi.
ĐT
Theo WorldStar
16:00 | 24/09/2018
11:00 | 19/02/2019
09:00 | 31/05/2018
14:00 | 16/01/2024
23:00 | 03/03/2019
08:00 | 29/03/2019
10:00 | 28/03/2024
16:00 | 13/02/2019
09:54 | 07/08/2017
14:00 | 10/03/2025
Microsoft cáo buộc nhóm tin tặc đã tạo ra các công cụ độc hại để tạo ra video Deepfake của người nổi tiếng và nhiều nội dung bất hợp pháp khác. Danh tính các cá nhân có liên quan bao gồm Arian Yadegarnia từ Iran (biệt danh Fiz), Alan Krysiak từ Vương quốc Anh (biệt danh Drago), Ricky Yuen từ Hồng Kông (biệt danh cg-dot) và Phát Phùng Tấn từ Việt Nam (biệt danh Asakuri).
08:00 | 02/01/2025
Mới đây, hãng bảo mật McAfee đã phát hiện một ứng dụng độc hại có chứa mã gián điệp trên Amazon Appstore. Theo thông tin được công bố, ứng dụng độc hại dùng để tính chỉ số khối cơ thể (BMI) nhưng lại được cài cắm phần mềm gián điệp, có khả năng ghi lại màn hình và truy cập danh sách các ứng dụng của người dùng.
12:00 | 26/12/2024
Giữa tháng 12/2024, giới chức bang Rhode Island của Mỹ cho biết, một nhóm tin tặc quốc tế có thể đã đánh cắp hàng trăm nghìn dữ liệu cá nhân và ngân hàng của cư dân bang này, đồng thời đòi tiền chuộc.
08:00 | 22/12/2024
Trang web chuyên đăng tải các bài báo về phòng chống lừa đảo mạng Scam Sniffer cho biết, trong thời gian gần đây kẻ tấn công đã cài phần mềm chứa mã độc vào các trang web giả mạo được lập ra với mục đích để xác thực tài khoản Telegram của người dùng.
Google đã kịp thời khắc phục một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trên thiết bị USB, giúp hơn một tỷ thiết bị Android thoát khỏi nguy cơ bị tấn công.
11:00 | 11/03/2025