FinSpy là bộ công cụ phần mềm độc hại nguy hiểm được sử dụng để giám sát mục tiêu. Nó được sử dụng bằng cách điều chỉnh hành vi của từng mã độc trong bộ công cụ để phù hợp với mục tiêu hoặc nhóm mục tiêu cụ thể, cho phép tin tặc đánh cắp thông tin từ các thiết bị trên toàn thế giới.
Theo thông cáo báo chí ngày 10/7 của Kaspersky, phiên bản mới của bộ công cụ độc hại này hoạt động trên cả thiết bị iOS và Android. Chúng cho phép tin tặc theo dõi hoạt động của hầu hết các dịch vụ nhắn tin phổ biến, bao gồm cả dịch vụ được mã hóa, đồng thời che giấu dấu vết tốt hơn phiên bản trước đó.
Bộ công cụ độc hại này có thể ẩn đi các dấu hiệu của việc bẻ khóa trên iOS và giành quyền root trên thiết bị Android. Mã độc trên Android có chức năng tương tự như trên iOS, nhưng cũng có khả năng giành quyền root trên một thiết bị chưa được root, bằng cách khai thác DirtyCow - tính năng sẵn có trong bộ công cụ. Các mẫu mã độc của FinSpy trên Android đã bị phát hiện trong một vài năm qua. Dựa trên dữ liệu chứng thư của phiên bản cuối cùng được tìm thấy, mẫu mã độc này đã bắt đầu hoạt động vào tháng 6/2018.
Alexey Firsh - nhà nghiên cứu bảo mật của Kaspersky cho biết, các nhà phát triển đứng sau bộ công cụ độc hại FinSpy liên tục theo dõi các bản cập nhật bảo mật cho các nền tảng di động và có xu hướng nhanh chóng sửa đổi mã độc để vô hiệu hóa các bản sửa lỗi.
Hơn nữa, các nhà phát triển này theo dõi các xu hướng và triển khai chức năng trích xuất dữ liệu từ các ứng dụng hiện đang phổ biến. Kaspersky cho biết, số lượng nạn nhân mới của bộ công cụ độc hại FinSpy gia tăng hàng ngày. Do đó, người dùng cần theo dõi và cài đặt các bản cập nhật nền tảng di động sớm nhất có thể. Cho dù, các ứng dụng có thể an toàn đến mức nào hay người dùng bảo vệ dữ liệu tốt đến đâu, một khi điện thoại đã được root hoặc bẻ khóa thì nguy cơ lây nhiễm mã độc là rất cao.
Thảo Uyên
Theo Infosecurity
15:00 | 18/03/2019
08:00 | 22/03/2019
09:00 | 19/02/2019
08:00 | 10/09/2019
11:00 | 06/09/2019
10:00 | 05/03/2025
Các nhà nghiên cứu bảo mật tại Intel 471 cho biết, đã phát hiện cách phần mềm độc hại TGTOXIC tấn công người dùng Android chỉ bằng một tin nhắn SMS.
13:00 | 13/01/2025
Lừa đảo mạo danh đang là chiêu trò kẻ tấn công sử dụng trên không gian mạng Việt Nam và quốc tế. Lừa đảo qua email giả mạo dịch vụ bảo mật Windows và mạo danh doanh nghiệp bưu chính là 2 thủ đoạn vừa được các chuyên gia cảnh báo.
16:00 | 18/12/2024
Các nhà nghiên cứu của hãng bảo mật Cleafy (Ý) đã đưa ra cảnh báo về một loại phần mềm độc hại ngân hàng Android mới có tên là DroidBot, hiện đang nhắm mục tiêu để đánh cắp thông tin đăng nhập của hơn 77 sàn giao dịch tiền điện tử và ứng dụng ngân hàng tại Vương quốc Anh, Ý, Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
08:00 | 16/12/2024
Ngày 3/12, Trung tâm An ninh mạng quốc gia Anh (NCSC) vừa công bố đánh giá thường niên cho thấy các cuộc tấn công mạng nghiêm trọng nhằm vào các tổ chức và công ty của nước này trong 12 tháng qua đã tăng gấp 3 lần năm 2023, trong đó có các sự cố lớn ảnh hưởng đến các bệnh viện ở London và Thư viện quốc gia Anh.
Juniper Networks đã phát hành bản vá khẩn cấp để giải quyết một lỗ hổng bảo mật đang bị khai thác tích cực trong hệ điều hành Junos OS định danh CVE-2025-21590. Lỗ hổng này cho phép kẻ tấn công cục bộ có thể thực thi mã tùy ý, ảnh hưởng đến nhiều phiên bản của Junos OS. Kẻ tấn công có quyền truy cập cao có thể tiêm mã tùy ý và làm tổn hại đến thiết bị bị ảnh hưởng.
10:00 | 21/03/2025