LinkedIn là một trang mạng xã hội của Microsoft được thiết kế riêng cho cộng đồng doanh nghiệp. Mục tiêu của trang web là cho phép các thành viên đã đăng ký thiết lập và ghi lại thông tin trên mạng lưới một cách chuyên nghiệp. Từ các mạng lưới đó, các nhà tuyển dụng có thể tìm kiếm thông tin của người dùng và cũng có thể tự truyền thông bản thân trên trang LinkedIn.
Hiện nay, tội phạm mạng nhắm tới trang LinkedIn để tìm kiếm mục tiêu tiềm năng mới, bằng cách liên tục gửi cho nạn nhân những lời mời làm việc giả mạo, bản chất là lây nhiễm mã độc lên thiết bị của nạn nhân. Công ty bảo mật Proofpoint cho biết, trong hầu hết các trường hợp, mục đích của tội phạm mang là thực hiện cài đặt một chương trình backdoor có tên là More-eggs downloader (một trình download) để cài mã độc.
Nghiên cứu cũng cho biết thêm, bước đầu, tội phạm mạng thường tạo tài khoản LinkedIn và tiếp cận đối tượng bằng cách gửi những tin nhắn ngắn để mời làm việc. Vài ngày sau, chúng sẽ gửi email từ tài khoản đăng ký trên LinkedIn đến nạn nhân kèm theo đường dẫn đến trang web được chỉ dẫn có thêm thông tin chi tiết về công việc để đánh lừa nạn nhân.
Một tin nhắn giả mạo có chứa đường dẫn đến trang web độc hại mà kẻ tấn công gửi cho nạn nhân
Báo cáo của Proofpoint nhấn mạnh, các đường dẫn này thường dẫn đến trang có những thông tin và logo của một công ty tìm kiếm và quản lý tài năng thực thụ để tăng độ tin cậy. Một khi nạn nhân đã nhấp vào đường dẫn, website sẽ tải xuống một tài liệu với định dạng Word chứa macro download và các công cụ cần thiết để thực hiện backdoor More_eggs. Đường dẫn URL nói trên đôi khi bao gồm file PDF với nội dung công việc giả và có chứa macro độc hại.
Những kẻ tấn công tinh vi có thể sắp xếp một kế hoạch kỹ càng hơn như: sử dụng chức năng rút gọn địa chỉ URL, đặt mật khẩu cho các file Word và thậm chí là ban đầu sẽ chỉ gửi những email, trang web sạch, không chứa mã độc hại để lấy lòng tin của nạn nhân trước khi gửi những email có đường dẫn đến trang web độc hại.
Proofpoint lưu ý thêm rằng, phương thức lừa đảo này cho thấy những cách tiếp cận mới của tin tặc, bao gồm sử dụng LinkedIn, duy trì liên lạc với mục tiêu, áp dụng nhiều cách khác nhau để phát tán backdoor More_eggs.
Người dùng cần lưu ý bỏ qua những tin nhắn gửi những đường dẫn website đáng ngờ và không tải bất kỳ tệp đính kèm nào khả nghi. Quan trọng hơn, người dùng cần thường xuyên cập nhật các bản vá bảo mật sớm nhất có thể.
Nhật Minh
Theo Softpedia
16:00 | 18/04/2019
14:00 | 07/07/2021
13:00 | 30/09/2024
08:00 | 07/09/2018
10:00 | 14/02/2019
13:00 | 31/10/2024
Từ đầu năm 2023 đến tháng 9/2024, các chuyên gia của hãng bảo mật Kaspersky đã phát hiện hơn 500 tin quảng cáo về công cụ Exploit để khai thác các lỗ hổng zero-day trên web đen và các kênh Telegram ẩn dạnh.
14:00 | 20/08/2024
Theo Cisco Talos, một viện nghiên cứu trực thuộc chính phủ Đài Loan chuyên về điện toán và các công nghệ liên quan đã bị nhóm tin tặc có mối liên kết với Trung Quốc tấn công.
14:00 | 29/07/2024
Công ty cung cấp dịch vụ Communication APIs Twilio (Mỹ) đã xác nhận rằng một API không bảo mật đã cho phép các tác nhân đe dọa xác minh số điện thoại của hàng triệu người dùng xác thực đa yếu tố Authy, khiến họ có khả năng bị tấn công lừa đảo qua tin nhắn SMS và tấn công hoán đổi SIM.
16:00 | 24/07/2024
Vào tháng 3/2024, các nhà nghiên cứu của công ty an ninh mạng Zscaler (Mỹ) đã quan sát thấy hoạt động xâm nhập mới từ nhóm tin tặc được Chính phủ Triều Tiên hậu thuẫn có tên là Kimsuky (hay còn gọi là APT43, Emerald Sleet và Velvet Chollima). Đặc biệt, Zscaler phát hiện một chiến dịch tấn công bởi các tin tặc Kimsuky sử dụng tiện ích mở rộng mới trên Google Chrome có tên gọi Translatext.
Các chuyên gia phát hiện ra 02 lỗ hổng Zero-day trong camera PTZOptics định danh CVE-2024-8956 và CVE-2024-8957 sau khi Sift - công cụ chuyên phát hiện rủi ro an ninh mạng sử dụng AI tìm ra hoạt động bất thường chưa từng được ghi nhận trước đó trên mạng honeypot của công ty này.
09:00 | 08/11/2024