Tin tặc đã tấn công các tài khoản Twitter và chiếm quyền điều khiển nhằm mục đích lừa đảo. Chúng thường để lại thông tin với nội dung: “Tất cả số tiền được gửi vào ví Bitcoin theo địa chỉ dưới đây của chúng tôi sẽ được gửi trả lại bạn gấp đôi”.
Thông tin giả này rất dễ khiến người dùng tin tưởng và làm theo do nội dung được đăng tải trên những tài khoản chính thức của các tập đoàn công nghệ cũng như người nổi tiếng. Đây là một kỹ thuật lừa đảo tiền ảo kinh điển vốn đã được tin tặc sử dụng rất nhiều lần.
Theo đánh giá của giới công nghệ, đây có thể là vụ tấn công lớn nhất từ trước tới nay nhằm vào hệ thống bảo mật của Twitter khiến người dùng có nguy cơ mất khoảng 10.000 USD. Tất cả các tin nhắn trên đều có địa chỉ của cùng một ví bitcoin với khoản tiền khoảng 112.000 USD được chuyển vào tài khoản này trong nhiều giờ qua.
Ngay sau khi vụ tấn công xảy ra, Giám đốc điều hành (CEO) Twitter Jack Dorsey khẳng định đội ngũ kỹ thuật của Twitter đã nắm bắt được vấn đề và đang xử lý sự cố tấn công mạng trên. Hiện tại, phần lớn các tài khoản đều đã hoạt động trở lại, nhưng vẫn có nguy cơ bị gián đoạn bất ngờ.
Trước đây, Twitter cũng từng vướng vào nhiều vụ tấn công tài khoản của người nổi tiếng, bao gồm cả tài khoản của CEO Jack Dorsey thông qua thủ thuật đổi SIM.
Tuệ Minh
10:00 | 28/05/2020
12:00 | 10/09/2020
15:00 | 15/10/2020
17:00 | 07/12/2020
14:00 | 23/11/2017
15:35 | 10/06/2016
14:00 | 17/08/2020
15:24 | 06/03/2017
13:00 | 27/08/2024
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ghi nhận gần đây có hiện tượng đối tượng lừa đảo, giả mạo giao diện hòm thư điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để gửi thông tin dẫn dụ người dân, khách hàng bấm vào đường link cập nhật thông tin sinh trắc học cho giao dịch ngân hàng.
13:00 | 21/08/2024
Mặc dù đã có những biện pháp kiểm duyệt từ Google, tuy nhiên kho ứng dụng Play Store dành cho nền tảng Android vẫn thường xuyên ghi nhận xuất hiện các phần mềm có chứa mã độc.
16:00 | 20/06/2024
Một cuộc kiểm tra bảo mật mở rộng đối với QNAP QTS - hệ điều hành dành cho các sản phẩm NAS đã phát hiện 15 lỗ hổng với các mức độ nghiêm trọng khác nhau, trong đó có 11 lỗ hổng vẫn chưa được vá.
12:00 | 19/06/2024
Một lỗ hổng bảo mật ở mức điểm nghiêm trọng tối đa đã được phát hiện trong bộ định tuyến TP-Link Archer C5400X gaming có thể dẫn đến việc thực thi mã từ xa trên các thiết bị bằng cách gửi các yêu cầu độc hại.
Nhà nghiên cứu bảo mật Alon Leviev của SafeBreach Labs đã trình bày một cách tấn công vào kiến trúc Microsoft Windows Update biến các lỗ hổng đã được sửa thành lỗ hổng zero-day.
14:00 | 17/09/2024