Tham dự Hội nghị bao gồm lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương, lãnh đạo một số doanh nghiệp CNTT trong nước và quốc tế. Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, năm nay, Hội nghị được tổ chức trực tuyến với 27 điểm cầu đến từ các tỉnh/thành phố đang quan tâm và triển khai đô thị thông minh như TP. Hồ Chí Minh, An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Huế,…
Hội nghị có sự tham dự và theo dõi của hơn 10.000 đại biểu trong nước và quốc tế với các hoạt động: Hội thảo 03 Chuyên đề, Triển lãm sản phẩm và dịch vụ, Giải Thưởng Thành phố Thông minh Việt Nam, tư vấn xây dựng và phát triển thành phố thông minh, các chương trình giao lưu, thúc đẩy hợp tác,…
Hội nghị diễn ra nhằm chia sẻ tầm nhìn, chiến lược, kinh nghiệm xây dựng đô thị thông minh của các thành phố trong nước và khu vực. Dựa trên các điều kiện thực tế của các thành phố, Hội nghị đưa ra những giải pháp quản lý, quy hoạch và phát triển đô thị thông minh dựa trên nền tảng công nghệ mới bao gồm: IoT, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, đám mây, thực tại ảo,… giúp quản lý hiệu quả hoạt động của thành phố và đem lại các tiện ích thiết thực, an sinh xã hội cho người dân, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam.
Ông Trương Gia Bình phát biểu trực tuyến khai mạc Hội nghị
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Trương Gia Bình cho biết, Hội nghị tổ chức nhằm hưởng ứng Quyết định số 950/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 01/8/2018 phê duyệt Đề án phát triển Đô thị Thông minh bền vững giai đoạn 2018 - 2025, định hướng 2030 với mục tiêu có 06 thành phố thông minh thuộc 06 vùng kinh tế, trong khi đó hiện nay 32 thành phố đã có đề án xây dựng thành phố thông minh.
Ông Trương Gia Bình cho hay, Hội nghị được tổ chức với mục tiêu, người dân sẽ được sống trong môi trường trong lành, an toàn, thông minh hơn, đi lại thông thoáng, ít phải xếp hàng dài trong bệnh viện, được giải quyết thủ tục hành chính với ít thời gian và chi phí hơn; doanh nghiệp cũng có môi trường kinh doanh tốt đẹp hơn, các khu công nghiệp có nhiều tiện ích hiện đại và tiết kiệm chi phí hơn. Điều này muốn thực hiện được cũng nhờ sự đóng góp của cộng đồng chuyên gia công nghệ với mong muốn tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn với các công nghệ mới nhất. Qua Hội nghị, ông thể hiện niềm tin sâu sắc rằng, thành phố thông minh là sự lựa chọn đúng đắn nhất cho phát triển kinh tế, xã hội, đóng góp vào sức cạnh tranh của quốc gia cho những năm tiếp theo.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng nhận định, đô thị thông minh có lẽ là một trong những lĩnh vực ứng dụng mạnh mẽ nhất những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Có rất nhiều các yếu tố quan trọng trong phát triển đô thị thông minh nhưng có thể nói hạ tầng, nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông và công nghệ số được coi là những yếu tố cơ sở, then chốt để những yếu tố khác triển khai các dịch vụ đô thị thông minh trên đó. Theo ông, công nghệ số đã thực sự len lỏi vào mọi lĩnh vực của đô thị thông minh và trực tiếp đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển đô thị.
Chương trình Hội nghị bao gồm 3 chuyên đề diễn ra song song về các chủ đề: Chuyên đề 1 - Chính quyền số cho Đô thị thông minh; Chuyên đề 2 - Bất động sản và Khu công nghiệp thông minh; Chuyên đề 3 - Các nền tảng và giải pháp số cho thành phố thông minh. Các diễn giả trình bày và thảo luận là các đại diện lãnh đạo và chuyên gia thuộc Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin và Truyền thông, các tỉnh, thành phố như TP.HCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Huế…), các chuyên gia công nghệ từ các tập đoàn lớn (Viettel, FPT, VNPT, Amazon, VNG...), các chuyên gia công nghệ quốc tế (Singapore, Thái Lan, Malaysia…).
Toàn cảnh Tọa đàm tại Hội thảo 1 của Chuyên đề 1 - Chiến lược và chính sách xây dựng đô thị thông minh
Đáng chú ý, trong phần Tọa đàm tại Hội thảo 1 của Chuyên đề 1, ông Trương Gia Bình có đặt vấn đề rằng liệu quốc gia càng “nghèo” thì càng phải “thông minh”. Diễn giải sâu hơn, tức là càng có ít nguồn lực đầu tư thì càng cần phải đầu tư vào thứ đạt hiệu quả cao nhất, và ông cho rằng đó chính là thành phố thông minh - “Càng thông minh thì càng tiết kiệm”. Đồng ý kiến với quan điểm của ông Bình, ông Trần Quốc Thái, Cục trưởng Cục Phát triển Đô thị, Bộ Xây dựng cho rằng, mục tiêu trước hết của ứng dụng đô thị thông minh là nâng cao hiệu quả, giảm chi phí vận hành (ví dụ về giao thông, đường thông minh); từ đó, khi vận hành được hiệu quả sẽ dẫn đến các ích lợi đáng kể khác (giảm tắc đường, giảm ô nhiễm môi trường)…
Diễn ra song song với Hội nghị là Triển lãm trực tuyến, với gần 40 sản phẩm, dịch vụ của các địa phương, doanh nghiệp trong cả nước, được chia thành 3 nhóm: Các thành phố thông minh; Dự án bất động sản thông minh; Các giải pháp công nghệ số cho thành phố thông minh. Sau Hội nghị chuyên đề là Lễ trao giải thưởng Thành phố Thông minh Việt Nam - Smart City Vietnam Award 2020.
Hội nghị Thành phố thông minh là sự kiện quốc gia và quốc tế nhằm thúc đẩy hợp tác, xây dựng và phát triển thành phố thông minh cho các thành phố tại Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới. Hội nghị được tổ chức thường niên lần đầu tiên năm 2017, hàng năm thu hút sự tham dự của đông đảo các đại biểu trong nước và từ các nền kinh tế trên thế giới.
T.U
09:00 | 10/01/2020
08:00 | 25/11/2019
16:00 | 17/12/2020
13:00 | 26/11/2019
10:00 | 13/09/2024
Thông tin tại họp báo Chính phủ chiều 07/9, từ tháng 3 đến tháng 8/2024 Bộ Công an đã vô hiệu hóa hơn 400.000 website, tài khoản mạng xã hội nghi vấn hoạt động lừa đảo trực tuyến. Con số này cho thấy tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thời gian qua diễn biến hết sức phức tạp.
09:00 | 05/09/2024
Trong 02 ngày 07-08/9/2024, tại Hà Nội, sẽ diễn ra Hội thảo UEC Đông Nam Á lần thứ 11 và Hội thảo chuyên ngành UEC lần thứ 6 năm 2024. Đây là Hội thảo thường niên của Trường UEC Nhật Bản tổ chức về tin học, điện tử viễn thông và định hướng hợp tác với các tổ chức, trường đại học, viện nghiên cứu của Việt Nam cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á.
08:00 | 31/08/2024
Bản tin podcast ngày hôm nay kính mời quý vị cùng điểm lại những dấu mốc quan trọng, tiêu biểu của ngành Cơ yếu Việt Nam liên quan đến ngày 31 tháng 8 mà Tạp chí An toàn thông tin điện tử tổng hợp. Xin kính mời quý vị và các bạn lắng nghe.
14:00 | 25/08/2024
Xin kính chào quý vị và các bạn đang theo dõi bản tin podcast Ngày này năm xưa của Tạp chí An toàn thông tin điện tử. Sau đây là một số dấu mốc quan trọng, tiêu biểu của ngành Cơ yếu Việt Nam liên quan đến ngày 25/8 mà Tạp chí An toàn thông tin điện tử tổng hợp. Xin kính mời quý vị và các bạn lắng nghe.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Trong cuộc gặp với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại New York vào ngày 25/9, Tim Hughes, Phó Chủ tịch cấp cao của SpaceX, tập đoàn hàng đầu thế giới cung cấp dịch vụ tàu vũ trụ, phóng vệ tinh và truyền thông vệ tinh đã đánh giá cao tiềm năng phát triển dịch vụ Internet vệ tinh tại Việt Nam và cho biết dự định đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam trong thời gian tới.
10:00 | 01/10/2024
Ngày 19/9/2024, tại Hà Nội, Chi hội Nhà báo Tạp chí An toàn thông tin đã tổ chức thành công Đại hội Chi hội nhiệm kỳ 2024 - 2027.
07:00 | 20/09/2024