Đạo Luật trên gồm 8 Điều, ngoài Điều 8 về hiệu lực thi hành, các Điều từ 1 đến 7 là điều chỉnh, sửa đổi, thay thế một số điều khoản của các đạo luật liên quan, cụ thể:
Điều 1: Luật Liên bang “Về Ngân hàng và Hoạt động Ngân hàng”; Điều 2: Luật Liên bang ngày 10/7/2002 N 86-FZ “Về Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga (Ngân hàng Nga)”; Điều 3: Luật Liên bang số 127-FZ ngày 26/10/2002 “Về Mất khả năng thanh toán (Phá sản)”; Điều 4: Luật Liên bang số 173-FZ ngày 10/12/2003 “Về quy định tiền tệ và kiểm soát tiền tệ”; Điều 5: Luật Liên bang ngày 02/10/2007 N 229-FZ “Về thủ tục thi hành án”; Điều 6: Luật Liên bang số 161-FZ ngày 27/6/2011 “Về Hệ thống Thanh toán Quốc gia”; Điều 7: Luật Liên bang số 289-FZ ngày 03/8/2018 “Về Quy định Hải quan ở Liên bang Nga và về Sửa đổi đối với một số Đạo luật Lập pháp của Liên bang Nga”.
Đồng Ruble kỹ thuật số là phiên bản điện tử của đồng Ruble giấy. Nó được Ngân hàng Trung ương Nga phát hành và lưu trữ ở dạng mã kỹ thuật số trong ví điện tử trên nền tảng do Ngân hàng này xây dựng và quản lý. Đồng Ruble kỹ thuật số được sử dụng, lưu thông theo tỉ lệ 1:1 với các loại hình tiền Ruble khác mà không có sự chênh lệch về tỉ giá. Đồng Ruble kỹ thuật số được cung cấp bởi nhà nước và được bảo lãnh bằng quỹ dự trữ vàng và ngoại hối của Liên bang Nga.
Ý nghĩa của đồng Ruble kỹ thuật số
Theo Yegor Krivoshey, người đứng đầu phòng thí nghiệm blockchain và fintech tại Trường Quản lý Skolkovo cho biết, ý nghĩa của việc phát hành đồng Ruble kỹ thuật số có thể nhìn theo 3 hướng chính: kinh tế, chính trị và xã hội.
Về quan điểm kinh tế, việc sử dụng đồng Ruble kỹ thuật số có thể làm giảm tỷ trọng tiền mặt trong nền kinh tế và kích thích hiệu quả quá trình chuyển đổi sang các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Về quan điểm chính trị, việc sử dụng đồng Ruble kỹ thuật số là một cách để giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng thanh toán toàn cầu, cũng như khả năng kiểm soát rõ ràng hơn các quy trình liên quan đến thanh toán: theo dõi, quản lý và kiểm soát đầy đủ dòng tiền, tính toán phương thức thanh toán quốc tế mới có sử dụng đồng Ruble kỹ thuật số.
Về quan điểm về xã hội, đồng Ruble kỹ thuật số là một phương thức thanh toán sáng tạo có thể góp phần vào sự xuất hiện của các sản phẩm sáng tạo mới, phù hợp với định hướng chung về phát triển xã hội hiện đại. Hơn nữa, do khả năng theo dõi dòng tiền, việc triển khai đồng Ruble kỹ thuật số có thể giúp kiểm soát tốt hơn nền kinh tế, nhất là nguồn thu từ các nguồn kinh tế “ngầm”.
Một số ưu, nhược điểm của đồng Ruble kỹ thuật số
Về ưu điểm, các thanh toán sử dụng đồng Ruble kỹ thuật số sẽ nhanh hơn so với định dạng không sử dụng tiền mặt, đồng thời không bị mất phí khi chuyển tiền và số tiền giao dịch sẽ được tăng cao gấp ba lần so với việc sử dụng hệ thống thanh toán nhanh khác; Đồng Ruble kỹ thuật số có khả năng thanh toán ngoại tuyến phù hợp với các khu vực không có kết nối Internet và không được phủ sóng viễn thông; Phương thức thanh toán bằng đồng Ruble mới sẽ giúp cho các cửa hàng giảm bớt chi phí trung gian, điều này dẫn đến khách hàng là người sẽ được hưởng lợi do giá sản phẩm sẽ được giảm; Việc lưu trữ đồng Ruble kỹ thuật số trên nền tảng của Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga giúp đảm bảo an ninh an toàn thông tin và giảm thiểu rủi ro bị mất tiền do việc phá sản của các ngân hàng thương mại.
Về nhược điểm, việc lưu trữ tập trung sẽ khiến hệ thống lưu trữ của ngân hàng Trung ương Liên bang Nga trở thành mục tiêu nhắm đến của các tổ chức gián điệp và tội phạm mạng; Lo ngại của người dân về việc bị mất thông tin cá nhân từ việc sử dụng đồng Ruble kỹ thuật số; Việc thanh toán dễ dàng trên nền tảng sử dụng đồng Ruble kỹ thuật số dẫn đến nguy cơ lừa đảo trực tuyến gia tăng.
Theo cuộc điều tra của Quỹ Skolkovo được tiến hành vào năm 2021, khoảng một nửa số người Nga trên 18 tuổi đã sẵn sàng sử dụng thử đồng Ruble kỹ thuật số và đây là một con số tương đối cao đối với việc ứng dụng một giải pháp mới. Ngân hàng Nga tin rằng việc giới thiệu đồng Ruble kỹ thuật số sẽ giúp tăng tính cạnh tranh trên thị trường tài chính, hướng dần tới việc bắt đầu thay thế hình thức không sử dụng tiền mặt trong các khoản thanh toán và thanh toán, cũng như để nhận tiền lương của người dân Nga.
Lưu Giáp
15:09 | 12/02/2014
08:00 | 24/11/2023
10:00 | 11/10/2023
10:00 | 12/09/2023
08:00 | 21/02/2022
10:00 | 11/09/2023
09:00 | 17/09/2024
Chính phủ Ấn Độ thông báo đang tích cực triển khai việc thành lập "Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu nghi phạm" nhằm đối phó với tội phạm mạng không biên giới.
13:00 | 13/08/2024
Với sự thông qua của Thượng viện Mỹ, dự luật bảo vệ trẻ em khỏi nội dung trực tuyến nguy hiểm đã chính thức trở thành hiện thực, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc giải quyết vấn nạn nhức nhối về an toàn trực tuyến cho trẻ em. Dự luật này không chỉ đặt ra những quy định chặt chẽ hơn cho các nền tảng trực tuyến mà còn thể hiện cam kết mạnh mẽ của chính phủ Mỹ trong việc bảo vệ thế hệ tương lai.
16:00 | 04/08/2024
Với quyết tâm cao trong công cuộc chuyển đổi số nhằm bắt kịp, không bỏ lỡ “chuyến tàu 4.0”, thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang cơ bản hoàn thành xây dựng chính quyền điện tử, từng bước chuyển dần sang chính quyền số cùng với chương trình đột phá trong cải cách hành chính. Việc bảo đảm an toàn, an ninh thông tin sẽ là một trong những nhiệm vụ cấp bách hàng đầu đặt ra cho đội ngũ cán bộ tham mưu của tỉnh, đặc biệt là lực lượng cơ yếu và đội ngũ cán bộ làm công tác cơ yếu, vừa phải đổi mới, năng động, sáng tạo vừa phải tích cực tham mưu cho cấp ủy, cơ quan các giải pháp bảo mật để đảm bảo an toàn thông tin, dữ liệu, phục vụ đắc lực cho thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
16:00 | 04/08/2024
Lường trước được các vấn đề phát sinh liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI), Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã chủ động nghiên cứu, xây dựng các luật, đạo luật, nghị quyết nhằm quản lý lĩnh vực và sử dụng AI một cách an toàn, bảo mật và đáng tin cậy.