Trong tham luận đóng góp tại hội thảo khoa học cấp quốc gia “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề pháp lý đặt ra cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam” được tổ chức mới đây, đại diện Cục An toàn thông tin - Bộ TT&TT đã nhấn mạnh, vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân là một trong những vấn đề nóng, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm trong công tác bảo đảm an toàn thông tin.
Trong năm 2018 đã xảy ra nhiều sự cố mất, lộ, lọt thông tin cá nhân trong và ngoài nước. Nhiều dữ liệu bị đem rao bán trên mạng Internet với đầy đủ thông tin cá nhân (họ tên, địa chỉ, số điện thoại, tài khoản ngân hàng và các thông tin nhạy cảm khác).
Mặc dù, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam đã đưa ra một số quy định mang tính nguyên tắc đối với vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân. Nhưng hiện nay, các quy định mới chỉ dừng lại ở mức nguyên tắc, với việc xác định một số đối tượng chính và một số hành vi cơ bản cần điều chỉnh. Trên thực tế, vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân đã trở nên nóng hơn, thu hút được sự quan tâm của dư luận trong thời gian qua. Vì vậy, cần có chính sách thắt chặt hơn nữa việc bảo vệ thông tin cá nhân tại Việt Nam trong thời gian tới.
Bộ TT&TT nhận thấy rằng, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa Bộ Tư pháp, Bộ TT&TT, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an,… trong việc xây dựng một cơ chế, chính sách nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân, thông tin cá nhân trước nhiều vụ việc lộ lọt, mất thông tin cá nhân xảy ra trong thời gian qua.
Cùng với đó, đưa công tác đánh giá và hoàn thiện cơ chế chính sách trong lĩnh vực an toàn thông tin bảo đảm hoạt động an toàn thông tin đi vào thực tiễn đời sống. Cụ thể, theo đề xuất của Cục An toàn thông tin, hàng năm, Bộ TT&TT là đơn vị đầu mối, đánh giá chung về tình hình thực thi chính sách, pháp luật bảo đảm an toàn thông tin. Đồng thời, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công an và các bộ, ngành từ trung ương đến địa phương có liên quan thực hiện đánh giá quá trình thực thi, triển khai các chính sách đảm bảo an toàn thông tin trong phạm vi, chức năng của đơn vị mình.
Ngoài ra, định kỳ tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá mức độ ảnh hưởng, ước lượng tác động của các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn thông tin đến nhiều đối tượng cơ quan, tổ chức để trên cơ sở đó điều chỉnh các chủ trương, chính sách được kịp thời và có hiệu quả.
M.C
ictnews.vn
08:00 | 15/05/2019
09:00 | 28/05/2020
09:00 | 19/02/2019
10:00 | 22/08/2019
15:00 | 24/01/2019
09:00 | 13/02/2025
Ngày 4/2 vừa qua, trên phương tiện truyền thông xã hội Ấn Độ đã đưa, Bộ Tài chính Ấn Độ đã ban hành chỉ thị cấm sử dụng các công cụ và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), bao gồm ChatGPT và DeepSeek, trên các hệ thống và thiết bị chính thức của chính phủ bởi những lo ngại về rủi ro bảo mật tài liệu và dữ liệu của Chính phủ. Chỉ thị được ban hành nhằm mục đích bảo vệ dữ liệu bí mật của chính phủ khỏi các mối đe dọa bảo mật tiềm ẩn.
10:00 | 06/02/2025
Đạo luật Trí tuệ nhân tạo châu Âu (Đạo luật AI), quy định toàn diện đầu tiên trên thế giới về trí tuệ nhân tạo (AI), bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2024. Liên minh châu Âu đã áp dụng văn bản pháp lý để vạch ra ranh giới được phép và không được phép đối với một lĩnh vực công nghệ mới mẻ và phát triển rất nhanh như AI. Bài viết sẽ thông tin tới độc giả một số nội dung chính trong Đạo luật AI.
22:00 | 30/01/2025
Ngày 15/1, 6 cơ quan chính phủ Trung Quốc đã công bố kế hoạch hành động nhằm trấn áp các hoạt động thu thập, mua bán và cung cấp dữ liệu bất hợp pháp, nhắm vào thị trường chợ đen và chợ xám, nhằm tăng cường an ninh dữ liệu internet.
15:00 | 10/01/2025
Trong 15 năm qua (2008 - 2023), ngành Cơ yếu Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực khoa học - công nghệ mật mã, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm an toàn an ninh thông tin quốc gia. Trước sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 với các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), và sự xuất hiện của máy tính lượng tử, ngành Cơ yếu đã đặc biệt chú trọng công tác nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ mật mã, ứng dụng các công nghệ tiên tiến để bảo vệ hạ tầng thông tin quốc gia. Những thành tựu này không chỉ đáp ứng yêu cầu bảo mật và an toàn thông tin trong giai đoạn hiện tại mà còn giúp Việt Nam sẵn sàng đối mặt với các thách thức an ninh mới trong tương lai.