Bốn mối đe dọa bảo mật thiết bị di động năm 2020
Trong quý 1/2020, các giải pháp phát hiện mã độc trên thiết bị di động của Kaspersky đã phát hiện 1.152.662 gói cài độc hại (nhiều hơn 171.699 gói cài đặt so với quý 4/2019), 42.115 gói cài đặt trojan ngân hàng và 4.339 gói cài đặt là mã độc tống tiền. Số lượng này cao hơn đáng kể so với năm 2017 khi mỗi ngày chỉ ghi nhận 360.000 tệp độc hại.
Số gói cài đặt độc hại được phát hiện bởi Kaspersky trên toàn cầu giai đoạn quý 1/2019 – quý 1/2020
Kaspersky dự báo có 4 mối đe dọa bảo mật thiết bị di động trong năm 2020, bao gồm:
Rò rỉ dữ liệu: Các ứng dụng di động thường là nguyên nhân khách quan gây rò rỉ dữ liệu. Điển hình là việc các ứng dụng được cấp quyền vượt quá yêu cầu cần thiết, nhưng không được kiểm tra mức độ bảo mật. Để tránh vấn đề này, người dùng chỉ nên cung cấp các quyền thực sự cần thiết để ứng dụng hoạt động và tránh xa các ứng dụng yêu cầu truy cập đặc quyền.
Wifi độc hại: có một thực tế là không ai muốn sử dụng dữ liệu di động khi một wifi miễn phí được cung cấp. Mặc dù, các mạng wifi miễn phí thường không được cam kết về vấn đề bảo mật. Để an toàn, người dùng không truy cập các dịch vụ bí mật hoặc cá nhân như thông tin ngân hàng hoặc thẻ tín dụng khi sử dụng mạng wifi miễn phí.
Tấn công lừa đảo: Người dùng di động dễ bị tấn công lừa đảo bởi các ứng dụng email trên di động thường hiển thị thông tin ít hơn để phù hợp với kích thước màn hình nhỏ. Điều này làm cho các dấu hiệu nhận biết lừa đảo như máy chủ gửi thư, tên chi tiết người gửi... dễ dàng bị bỏ qua.
Phần mềm gián điệp: Mặc dù nhiều người dùng lo lắng về việc phần mềm độc hại đánh cắp thông tin và gửi dữ liệu về cho tội phạm mạng, nhưng có một mối đe dọa lớn hơn đó là phần mềm gián điệp. Trong nhiều trường hợp, đó không phải là phần mềm độc hại từ kẻ tấn công không xác định mà được cài đặt bởi người thân, đồng nghiệp…. Còn được gọi là stalkerware - được thiết kế để tải lên thiết bị mục tiêu mà không cần sự đồng ý của người dùng.
Bảo mật thiết bị di động
Một trong những giải pháp bảo mật thiết bị đi động được tin dùng hiện nay là Kaspersky Internet Security cho Android. Giải pháp này sử dụng công nghệ Machine Learning để đối phó với các mối đe dọa mới và ngăn chặn các ứng dụng độc hại. Các trang web và tệp tin đáng ngờ sẽ tự động bị chặn và người dùng có thể tự lọc các số điện thoại phiền toái. Ngoài ra, tính năng khóa ứng dụng cho phép người dùng bổ sung một mã bí mật giúp kiểm soát quyền truy cập cho từng ứng dụng cụ thể. Năm 2018, giải pháp này đã chặn hơn 150.000 mã độc ngân hàng mới trên di động, chủ yếu nhắm mục tiêu vào tài khoản ngân hàng.
Bên cạnh đó, công nghệ chống phần mềm gián điệp sẽ thông báo cho người dùng nếu phát hiện sự hiện diện của chúng trên thiết bị. Từ đó, Kaspersky Internet Security sẽ ngăn chặn những kẻ rình mò theo dõi cuộc sống riêng tư của người dùng dễ dàng hơn.
Tính năng chống trộm từ xa cũng được ứng dụng linh hoạt trong giải pháp, giúp người dùng kích hoạt âm thanh báo động trên điện thoại của mình và chụp ảnh hình ảnh của người hiện đang sử dụng thiết bị trong trường hợp bị mất cắp. Tính năng này cũng có thể khóa, tìm vị trí của điện thoại và thực hiện thiết lập lại toàn bộ cài đặt gốc để đảm bảo dữ liệu bí mật được xóa khỏi thiết bị. Quan trọng hơn hết, giải pháp này hoạt động trong suốt với người dùng mà không gây bất kỳ phiền toái nào.
Như một minh chứng về chất lượng sản phẩm, tháng 1/2020, Kaspersky Internet Security cho Android đã đạt 6 chứng nhận cho sản phẩm di động bởi Viện nghiên cứu độc lập về công nghệ thông tin của Đức (AV-TEST).
Trong 17 sản phẩm bảo mật di động cho Android được đánh giá độc lập, Kaspersky Internet Security cho Android nổi bật bởi khả năng phát hiện phần mềm độc hại, hiệu suất sử dụng và tỷ lệ dương tính giả.
Cụ thể, tỷ lệ chống lại các cuộc tấn công phần mềm độc hại mới nhất trên Android trong thời gian thực đạt 96% (trên 3.382 mẫu thử); tỷ lệ phát hiện các phần mềm độc hại phổ biến trong thời gian 4 tuần gần nhất của cuộc kiểm tra là 96% (trên 3.282 mẫu thử).
Về mặt hiệu suất, giải pháp của Kaspersky không gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin, trong suốt đối với người dùng và không tạo ra quá nhiều lưu lượng.
Đặc biệt, Kaspersky Internet Security không đưa ra cảnh báo sai trong quá trình cài đặt và sử dụng các ứng dụng hợp pháp từ Google Play hay cảnh báo sai trong quá trình cài đặt và sử dụng phần mềm hợp pháp từ các cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba. Trong khi, tỷ lệ trung bình của các cảnh báo của các sản phẩm khác là 1.
ĐT
10:00 | 13/05/2020
17:00 | 08/05/2020
17:00 | 30/04/2020
16:00 | 30/03/2021
10:00 | 13/11/2023
Trong 2 ngày 9/11 và 10/11 tại Bangkok (Thái Lan) đã diễn ra cuộc thi An toàn thông tin Cyber SEA Game 2023. Đây là cuộc thi kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin mạng dành cho đối tượng trẻ của ASEAN. Đội Nu_RobinHust gồm 4 sinh viên Đinh Thái Sơn, Trịnh Thăng Việt Anh, Vũ Chí Thành và Nguyễn Hoàng Huy đến từ trường Đại học CNTT-TT, Đại học Bách khoa Hà Nội đã xuất sắc giành giải Nhì cuộc thi.
14:00 | 08/11/2023
Theo báo cáo mới được công bố từ Cơ quan An ninh hệ thống thông tin quốc gia Pháp (Agence Nationale de la sécurité des systèmes d'information-ANSSI) điều tra về các hoạt động của nhóm gián điệp mạng cho biết, nhóm tin tặc APT28 của Nga (còn được gọi là Strontium hoặc Fancy Bear) đã nhắm mục tiêu vào các tổ chức chính phủ, doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu ở Pháp kể từ nửa cuối năm 2021.
07:00 | 03/11/2023
Giám đốc điều hành của RISC-V International cho rằng những hạn chế của chính phủ Mỹ nếu xảy ra với công nghệ chip nguồn mở sẽ làm chậm sự phát triển của các chip mới và tốt hơn, kìm hãm ngành công nghệ toàn cầu.
13:00 | 05/10/2023
Trong 02 ngày 05 - 06/10/2023, tại Bắc Ninh, Hội thảo quốc gia lần thứ XXVI "Một số vấn đề chọn lọc của công nghệ thông tin và truyền thông" (VNICT 2023) đã diễn ra, do Viện Công nghệ thông tin (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân đồng tổ chức. Hội thảo có sự tham gia phối hợp của Câu lạc bộ các Khoa - Viện - Trường Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam (FISU). Chủ đề của Hội thảo năm nay là “Các công nghệ nền tảng trong chuyển đổi số”.
Chiều ngày 16/11, tại Hà Nội, Thiếu tướng Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội Nguyễn Mạnh Hùng đồng chủ trì buổi Lễ Ký kết Quy chế phối hợp giữa Văn phòng Quốc hội và Ban Cơ yếu Chính phủ trong công tác bảo mật, an toàn thông tin của Văn phòng Quốc hội.
09:00 | 17/11/2023
Sáng ngày 23/11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tuyên truyền chuyển đổi số và ra mắt Website thông tin chuyển đổi số của Ban Cơ yếu Chính phủ. Hội nghị nhằm mục tiêu tăng cường hiểu biết về lợi ích, vai trò và tầm quan trọng của chuyển đổi số ở phạm vi quốc gia và tại Ban Cơ yếu Chính phủ.
16:00 | 23/11/2023
Theo Reuters, các công ty Trung Quốc đang mua thiết bị sản xuất chip của Mỹ để sản xuất chất bán dẫn tiên tiến, bất chấp một loạt hạn chế xuất khẩu mới nhằm cản trở những tiến bộ trong ngành bán dẫn của nước này.
10:00 | 22/11/2023