Ngày nay, tội phạm mạng sẽ không cần phải tự tạo ra các mã độc của chính mình hay mua chúng trên dark web, mà chỉ cần truy cập vào nền tảng đám mây Ransomware-as-a-Service (RaaS). Dễ dàng triển khai và không yêu cầu kỹ năng lập trình, các dịch vụ như vậy cho phép hầu hết mọi người có thể sử dụng công cụ mã độc tống tiền (ransomware), dẫn đến số lượng các sự cố an ninh mạng liên quan tới ransomware ngày càng gia tăng.
Một xu hướng đáng lo ngại khác gần đây là sự chuyển đổi từ một mô hình ransomware đơn giản sang các cuộc tấn công kết hợp bằng cách lấy dữ liệu trước khi mã hóa chúng. Trong những trường hợp đó, việc nạn nhân không thanh toán tiền chuộc không chỉ dẫn đến việc dữ liệu bị mã hóa mà còn có thể bị công bố hoặc rao bán. Trong một cuộc đấu giá dữ liệu vào giữa năm 2020, cơ sở dữ liệu từ các công ty nông nghiệp bị đánh cắp bởi ransomware Revil đã được rao bán với giá khởi điểm là 55.000 USD.
Rất nhiều nạn nhân của ransomware đã buộc phải trả tiền chuộc mặc dù không có gì bảo đảm họ sẽ lấy lại được dữ liệu. Đó là vì tin tặc có xu hướng nhắm vào các công ty, tổ chức có yêu cầu thời gian hoạt động cao. Ví dụ, thiệt hại do dừng sản xuất có thể lên đến hàng triệu USD mỗi ngày, trong khi các cuộc điều tra truy vết có thể mất hàng tuần và chưa chắc đã mọi thứ sẽ trở lại được như ban đầu. Trong những tình huống khẩn cấp như ở các tổ chức y tế, họ không có lựa chọn nào khác ngoài trả tiền chuộc.
Cuối năm 2019, FBI đã ban hành một yêu cầu làm rõ ràng các vụ việc liên quan đến ransomware, khuyến cáo không nên trả cho tin tặc bất kỳ khoản tiền nào. Hành động trả tiền cho tin tặc sẽ khuyến khích nhiều cuộc tấn công hơn và không có cách nào đảm bảo việc khôi phục liệu đã bị mã hóa.
2020 được coi là một năm đáng nhớ của việc bùng phát mã độc tống tiền. Dưới đây là một số sự cố nổi bật trong năm cho thấy sự gia tăng của ransomware:
Tháng 2/2020, Công ty dịch vụ hạ tầng của Đan Mạch ISS đã bị tin tặc mã hóa cơ sở dữ liệu dùng chung khiến hàng trăm ngàn nhân viên trên 60 quốc gia bị ngắt kết nối với dịch vụ của công ty. Tuy họ đã từ chối trả tiền nhưng việc khôi phục cơ sở hạ tầng và thực hiện điều tra đã mất khoảng một tháng và gây thiệt hại cho họ ước tính từ 75-114 triệu USD.
Ngày 18/4/2020, nhà cung cấp dịch vụ CNTT đa quốc gia của Mỹ - Cognizant đã chính thức thừa nhận là nạn nhân của ransomware Maze. Người dùng của công ty sử dụng phần mềm và dịch vụ của họ để cung cấp hỗ trợ cho người dùng làm việc từ xa bị gián đoạn. Việc tái xây dựng cơ sở hạ tầng mất 3 tuần đã khiến cho Cognizant ghi nhận khoản lỗ 50-70 triệu USD trong báo cáo tài chính Quý II/2020.
Người dùng nên bảo vệ hệ thống email của mình với Email Gateway hoặc Email Security để ngăn chặn truy cập trái phép, lọc thư rác, ngăn chặn các tệp tin đính kèm nguy hại; sao lưu dữ liệu quan trọng một cách thường xuyên và lưu trữ bản sao tại nhiều nơi khác nhau như trên Cloud. Bên cạnh đó, người dùng cần sử dụng các ứng dụng bảo vệ thiết bị đầu cuối để ngăn chặn các loại mã độc, kiểm soát việc truy cập Web và kết nối thiết bị ngoại vi, kiểm soát các ứng dụng được phép sử dụng, kiểm tra các lỗ hổng và bản vá.
Trọng Huấn
08:00 | 20/10/2020
11:00 | 01/02/2021
13:00 | 08/04/2021
11:00 | 08/07/2020
09:00 | 14/04/2020
13:00 | 12/05/2021
13:00 | 18/05/2021
07:00 | 07/06/2021
13:00 | 11/06/2021
09:00 | 06/04/2021
10:00 | 04/11/2024
Người dùng Windows và MacOS đang là mục tiêu của một chiến dịch tấn công kỹ thuật xã hội mới mang tên “ClickFix”, sử dụng các trang web Google Meet giả mạo để cài phần mềm độc hại đánh cắp thông tin vào hệ thống của nạn nhân.
15:00 | 01/11/2024
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia - NCSC (Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT) gần đây đã phát cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo giả mạo nhân viên của Google, gửi tin nhắn và gọi điện thông báo tài khoản của nạn nhân có dấu hiệu bị xâm nhập, yêu cầu thực hiện các thao tác để khôi phục tài khoản.
10:00 | 27/10/2024
Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) vừa đưa ra cảnh báo về hình thức lừa đảo mới đang nở rộ tại Úc, trong đó kẻ xấu giả mạo các trung tâm chăm sóc sức khỏe để chiếm đoạt tài sản. Người dân cần nâng cao cảnh giác để tránh trở thành nạn nhân của chiêu trò tinh vi này.
08:00 | 20/09/2024
Ngày 20/9/2004, Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Cơ yếu về tổ chức Cơ yếu Việt Nam và quản lý người làm công tác cơ yếu. Đây là văn bản pháp lý quan trọng, nhằm thể chế hoá quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động cơ yếu.
Ngày 31/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị kỳ thi từ năm 2025. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng dự và chỉ đạo Hội nghị.
16:00 | 01/11/2024
Trong hai ngày 30, 31/10, tại Hà Nội, Cục Viễn thông và Cơ yếu Bộ Công an đã tổ chức Hội thi Kỹ thuật nghiệp vụ mật mã lực lượng Cơ yếu Công an nhân dân năm 2024, với sự tham gia của 136 tuyển thủ xuất sắc đại diện cho 68 cơ quan công an các đơn vị, địa phương trên toàn quốc thi đua, tranh tài.
07:00 | 01/11/2024
Google sẽ tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến vào Android 15, tạo ra lớp phòng thủ mới giúp người dùng tránh xa nguy cơ từ các ứng dụng độc hại. Tính năng này hứa hẹn nâng cao đáng kể khả năng bảo mật trên hệ điều hành di động phổ biến nhất thế giới.
10:00 | 30/10/2024