Các nhà nghiên cứu của tập đoàn Intel đã phát triển công nghệ phát hiện Deepfake trong thời gian thực để giải quyết các mối đe dọa liên quan. Deepfake là video, đoạn ghi âm hoặc hình ảnh mà trong đó có người hoặc hành động không có thật được tạo bởi trí tuệ nhân tạo (AI). Deepfake sử dụng các kiến trúc học sâu phức tạp, chẳng hạn như mạng đối nghịch tạo sinh, các bộ mã tự động đa dạng và các mô hình AI khác, để tạo ra nội dung có độ chân thực cao và có vẻ đáng tin. Các mô hình này có thể tạo ra các tính cách nhân tạo, video ghép lời và thậm chí chuyển đổi văn bản thành hình ảnh, khiến việc phân biệt giữa nội dung thật và giả trở nên vô cùng khó khăn.
Thuật ngữ Deepfake đôi khi được áp dụng cho nội dung xác thực đã bị thay đổi. Các nhà nghiên cứu của Intel kiểm tra các dạng nội dung được tổng hợp bởi máy tính, đồng thời cho biết: “Lý do nó được gọi là Deepfake là vì có kiến trúc học sâu phức tạp trong AI tạo ra tất cả nội dung đó”.
Tội phạm mạng thường lạm dụng công nghệ Deepfake để thực hiện các hành vi bất chính. Một số trường hợp sử dụng bao gồm lan truyền thông tin chính trị sai lệch hoặc cá nhân không đồng thuận, thao túng thị trường và mạo danh để kiếm tiền. Những tác động tiêu cực này cho thấy sự cần thiết của các phương pháp phát hiện Deepfake hiệu quả.
Phòng thí nghiệm Intel đã phát triển một trong những nền tảng phát hiện Deepfake trong thời gian thực đầu tiên trên thế giới. Thay vì tìm kiếm một số dấu hiệu làm giả, công nghệ này tập trung vào việc phát hiện những gì là thực, chẳng hạn như nhịp tim. Sử dụng kỹ thuật Photoplethysmography - hệ thống phát hiện phân tích sự thay đổi màu sắc trong tĩnh mạch do hàm lượng oxy để có thể phát hiện xem người xuất hiện trong video là thật hay giả.
Công nghệ phát hiện Deepfake của Intel đang được triển khai trên nhiều lĩnh vực và nền tảng khác nhau, bao gồm các công cụ truyền thông xã hội, các cơ quan báo chí, đài truyền hình, công cụ tạo nội dung, công ty khởi nghiệp và tổ chức phi lợi nhuận. Bằng cách tích hợp công nghệ này vào quy trình làm việc, các tổ chức này có thể xác định và giảm thiểu tốt hơn sự lây lan các thông tin sai lệch liên quan đến Deepfake.
Mặc dù có khả năng bị lạm dụng nhưng công nghệ Deepfake có những ứng dụng hợp pháp. Một trong những ứng dụng ban đầu là tạo hình đại diện cho các cá nhân trong môi trường kỹ thuật số. Nhà nghiên cứu Ilke Demir của Intel đề cập đến một trường hợp sử dụng cụ thể có tên là "MyFace, MyChoice", tận dụng Deepfake để nâng cao quyền riêng tư trên các nền tảng trực tuyến.
Nói một cách đơn giản, phương pháp này cho phép các cá nhân kiểm soát sự xuất hiện của mình trong các bức ảnh trên mạng, thay thế khuôn mặt bằng một "Deepfake tương đối khác biệt" nếu họ muốn tránh bị nhận ra. Các biện pháp kiểm soát này giúp tăng cường quyền riêng tư và kiểm soát danh tính, giúp chống lại các thuật toán nhận dạng khuôn mặt tự động.
Đảm bảo việc phát triển và triển khai các công nghệ AI một cách có đạo đức là rất quan trọng. Nhóm Trusted Media của Intel có hợp tác với các nhà nhân chủng học, nhà khoa học xã hội và các nhà nghiên cứu để đánh giá và cải tiến công nghệ. Công ty cũng có Hội đồng Trách nhiệm AI để đánh giá các hệ thống AI về các nguyên tắc có trách nhiệm và đạo đức, bao gồm các thành kiến, hạn chế tiềm ẩn và các trường hợp sử dụng có hại có thể xảy ra. Cách tiếp cận đa ngành này giúp đảm bảo rằng các công nghệ AI, như phát hiện Deepfake mang lại lợi ích cho con người hơn là gây hại.
Khi Deepfake trở nên phổ biến và tinh vi hơn, việc phát triển và triển khai các công nghệ phát hiện để chống lại thông tin sai lệch và các hậu quả có hại khác ngày càng trở nên quan trọng. Công nghệ phát hiện Deepfake thời gian thực của Phòng thí nghiệm Intel cung cấp một giải pháp hiệu quả và có tiềm năng phát triển cho vấn đề đang gia tăng này.
Bằng cách kết hợp các cân nhắc về đạo đức và cộng tác với các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau, Intel đang nỗ lực hướng tới một tương lai khi các công nghệ AI được sử dụng một cách có trách nhiệm và phục vụ sự tiến bộ của xã hội.
Nguyễn Anh Tuấn
(theo ZDNet)
10:00 | 16/08/2024
09:00 | 31/03/2023
15:00 | 20/11/2023
16:00 | 18/05/2024
08:00 | 11/09/2024
15:00 | 19/09/2022
16:00 | 13/09/2024
09:00 | 24/05/2024
17:00 | 23/07/2020
07:00 | 07/11/2024
16:00 | 01/12/2023
08:00 | 23/09/2024
14:00 | 27/11/2024
Trang thông tin của Malwarebytes, phần mềm diệt virus uy tín tại Mỹ đã đưa ra cảnh báo về những trang web giả mạo dịch vụ chăm sóc khách hàng của sàn thương mại điện tử Ebay. Những trang web này được kẻ tấn công lập ra với mục đích đánh cắp thông tin nhạy cảm của người dùng.
16:00 | 25/11/2024
Sáng ngày 25/11/2024, tại Hà Nội, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường, Tổng cục Hải quan, Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam, Cục Sở hữu trí tuệ, Công ty cổ phần VNET và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức lễ phát động Cuộc thi "Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến" và Chương trình trao thưởng “Cào tem chống giả - Nhận ngay may mắn”.
17:00 | 22/11/2024
Trong thời đại công nghệ số và trí tuệ nhân tạo ngày càng đi sâu vào hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước cả thách thức lẫn cơ hội trong việc quản lý rủi ro và bảo đảm an toàn công nghệ.
13:00 | 11/11/2024
Bảy gia đình tại Pháp đã đệ đơn kiện TikTok, cáo buộc nền tảng này cho con của họ tiếp xúc với nội dung độc hại, dẫn đến hai trường hợp tự sát ở tuổi 15.
Theo báo cáo mới đây được công bố bởi nhóm nghiên cứu Black Lotus Labs tới từ công ty công nghệ Lumen (Mỹ), một nhóm gián điệp mạng có liên hệ với Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) là Turla, đã dành thời gian gần hai năm để bí mật kiểm soát hệ thống máy tính của các nhóm gián điệp mạng Pakistan, truy cập vào các mạng lưới chính phủ chứa thông tin nhạy cảm trên khắp Nam Á.
15:00 | 13/12/2024
Chiều ngày 05/12, tại Hà Nội, Cục Cơ yếu Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ tới dự và chỉ đạo Hội nghị.
10:00 | 06/12/2024
Chiều 5/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với ông Jensen Huang, nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA và chứng kiến lễ ký Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn NVIDIA về hợp tác thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về trí tuệ nhân tạo (AI) của NVIDIA và Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam được gọi là Vietnam Research and Development Center (VRDC), cùng với Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam.
16:00 | 06/12/2024