Chiến tranh thông tin và bài học rút ra trong cuộc xung đột vũ trang Nga - Ukraine

13:50 | 23/07/2025

[ATTT số 3 (085) 2025] - Sau hơn 3 năm, kể từ khi Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine, đến nay tình hình chiến sự vẫn diễn ra ác liệt và có chiều hướng ngày càng phức tạp, xung đột giữa Nga - Ukraine không chỉ giới hạn trong lãnh thổ của hai nước mà còn lan rộng ra toàn thế giới và được xác định là có vai trò chính trong việc định hình nhận thức và quan điểm của công chúng. Hiện nay, trên thế giới, các thành tựu của công nghệ mới đang được ứng dụng rộng rãi, nhiều vấn đề mới trong lĩnh vực thông tin xuất hiện và đòi hỏi phải có các giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, trong đó đặc biệt là hoạt động quân sự. Bài viết dưới đây sẽ nêu ra một số vấn đề về chiến tranh thông tin trong cuộc xung đột Nga - Ukraine, qua đó rút ra một số bài học quan trọng để có thể đối phó hiệu quả với hoạt động chiến tranh thông tin trong trường hợp xung đột xảy ra.  

CHIẾN TRANH THÔNG TIN TRONG CUỘC XUNG ĐỘT NGA - UKRAINE Chiến tranh thông tin là hoạt động được tiến hành nhằm đạt được lợi thế về thông tin so với đối phương, bao gồm việc kiểm soát không gian thông tin, bảo vệ quyền truy cập thông tin của một thực thể, cá nhân, cách thức thu thập và sử dụng thông tin, nhằm phá hủy hệ thống thông tin và làm gián đoạn luồng thông tin của đối phương. Chiến lược sử dụng đó là phát tán tuyên truyền thông tin sai lệch để làm mất tinh thần hoặc thao túng đối phương, khích lệ tinh thần binh sĩ quân mình, gia tăng sự ủng hộ của người dân trong nước và cộng đồng quốc tế cho cuộc chiến.    Xung đột vũ trang giữa Nga - Ukraine có một số đặc trưng không giống bất kỳ cuộc chiến tranh nào khác trước đây khi kết nối Internet không bị ngắt, đa số người dân đều có điện thoại thông minh và vẫn có thể truy cập vào các nền tảng mạng xã hội như Twitter, Facebook, Instagram, Tiktok…. Cả Nga và Ukraine đều tìm cách đưa tin sớm, nhanh hơn đối phương và đều nói rằng đó là “phiên bản sự thật” về cuộc xung đột. Đối tượng tiếp nhận thông tin không chỉ là công dân trong nước mà còn là công dân toàn cầu. Chiến tranh thông tin của Nga Nga là một trong những nước đầu tiên thừa nhận tầm quan trọng của thông tin đối với an ninh đất nước và đã xây dựng học thuyết an ninh quốc gia. Vào năm 2012, Tổng thống Nga Vladimir Putin định nghĩa chiến tranh thông tin là một “ma trận các công cụ và phương pháp...

Để lại bình luận