53 Kết quả cho Hashtag: 'EU'
-
EU công bố Bộ quy tắc thực hành về mục đích chung AI
Thanh Bình11:46 | 15/07/2025Ngày 10/7/2025, Liên minh châu Âu (EU) đã công bố một bộ quy tắc thực hành về mục đích chung Trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm giúp hàng nghìn doanh nghiệp trong khối 27 quốc gia sử dụng công nghệ này tuân thủ Đạo luật AI và mang tính bước ngoặt của khối. -
Hộp công cụ ngoại giao mạng của EU và việc nâng cao các tiêu chuẩn an ninh mạng toàn cầu
ThS. Đỗ Hồng Huyền (Viện Nghiên cứu châu Âu và châu Mỹ), Nguyễn Phương Anh (Bộ Công an)13:56 | 16/06/2025[ATTT số 2 (084) 2025] - Hộp công cụ ngoại giao mạng của Liên minh châu Âu (Cyber Diplomacy Toolbox - CDT) là phản ứng ngoại giao chung của EU đối với các hoạt động mạng độc hại. Đây là một phần trong cách tiếp cận của EU đối với ngoại giao mạng trong Chính sách Đối ngoại và An ninh chung (CFSP), góp phần vào việc ngăn ngừa xung đột, giảm thiểu các mối đe dọa an ninh mạng và góp phần ổn định quan hệ quốc tế. Bài báo sẽ trình bày các nội dung của CDT và cách thức CDT nâng cao các tiêu chuẩn an ninh mạng toàn cầu bên ngoài châu Âu. -
Hiệp định Thương mại Số giữa Liên minh Châu Âu và Singapore
Trần Văn Liệu09:42 | 04/06/2025Hiệp định Thương mại kỹ thuật số giữa Liên minh châu Âu (EU) và Singapore (EUSDTA: EU-Singapore Digital Trade Agreement) là một thỏa thuận quan trọng nhằm thúc đẩy thương mại số, đơn giản hóa các quy trình liên quan đến dữ liệu xuyên biên giới, hải quan và giao dịch điện tử. Hiệp định được ký kết vào ngày 07/5/2025, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quan hệ thương mại số giữa hai bên. EUSDTA được xây dựng dựa trên Hiệp định Thương mại Tự do EU-Singapore năm 2019 (EUSFTA). -
TikTok bị phạt 530 triệu Euro vì gửi dữ liệu người dùng châu Âu tới Trung Quốc
Hồng Đạt10:10 | 04/05/2025Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu Ireland (DPC) mới đây đã đưa ra án phạt TikTok 530 triệu Euro (hơn 601 triệu USD) vì gửi dữ liệu cá nhân của người dùng ở Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) sang Trung Quốc một cách bất hợp pháp, vi phạm các quy định về bảo vệ dữ liệu GDPR của Liên minh châu Âu (EU). -
Apple bị phạt 150 triệu Euro vì hành vi độc quyền tại Pháp
P.T14:01 | 16/04/2025Ngày 31/3, cơ quan chống độc quyền của Pháp đã phạt Apple 150 triệu Euro (162 triệu USD) với cáo buộc tập đoàn công nghệ Mỹ lạm dụng vị thế thống trị để quảng cáo từ năm 2021 đến năm 2023 nhờ một công cụ kiểm soát quyền riêng tư. -
Hợp tác Việt Nam - EU trong việc giải quyết những thách thức toàn cầu mới
Trường An16:28 | 28/06/2024Sáng ngày 28/6, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Viện FES Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Hợp tác Việt Nam - EU trong việc giải quyết những thách thức toàn cầu mới”. Buổi Tọa đàm nhằm mục đích tạo ra một diễn đàn để các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu trao đổi, thảo luận, làm rõ hơn và tìm ra các giải pháp giúp tăng cường hợp tác toàn diện với EU trong việc gải quyết những thách thức toàn cầu hiện nay. -
Liên minh Châu Âu sắp điều tra Apple, Meta và Google theo đạo luật mới
Nguyễn Như (Tổng hợp)10:10 | 26/03/2024Theo Bloomberg, cơ quan chức năng châu Âu đang có kế hoạch điều tra Apple, Meta và Google của Alphabet để xác định việc có hay không việc các công ty này vi phạm quy định trong Đạo luật Thị trường kỹ thuật số của Liên minh châu Âu (EU). -
Dịch vụ tin cậy của Liên minh Châu Âu áp dụng công nghệ sổ cái phân tán (Phần I)
Phạm Quốc Hoàn, Phó Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông15:29 | 04/08/2023Quy định về định danh điện tử và dịch vụ tin cậy (eIDAS) của Liên minh châu Âu (EU) được ban hành vào năm 2014 nhằm mục đích nâng cao lòng tin đối với các giao dịch điện tử trên thị trường nội khối, bằng cách cung cấp nền tảng pháp lý chung cho giao dịch điện tử đảm bảo an toàn giữa người dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và quốc tế trong thị trường nội khối. Từ đó tăng cường hiệu quả của các dịch vụ trực tuyến công và tư, kinh doanh điện tử và thương mại điện tử trong EU. Trong phần I của bài báo, tác giả sẽ giải thích rõ hơn về quy định eIDAS và sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technology - DLT). -
Điều chỉnh chính sách an ninh mạng của EU, Mỹ và Nhật Bản năm 2022
Nguyễn Văn Liệu (Bộ Công an)11:45 | 19/04/2023Tấn công mạng đã trở nên phổ biến hơn trong các cuộc xung đột vũ trang những năm gần đây. Trước khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào ngày 24/02/2022, Nga đã phát động tấn công DDoS quy mô lớn và tấn công bằng phần mềm xóa dữ liệu nhằm vào các lĩnh vực quan trọng, bao gồm cả các cơ quan chính phủ Ukraine. Xung đột hai bên không còn giới hạn trong các lực lượng chính phủ mà đã mở rộng sang các tổ chức phi chính phủ và tin tặc tình nguyện. Việc truyền bá thông tin sai lệch cũng diễn ra đồng thời, điều này đã làm thay đổi hình thức chiến tranh, các hoạt động phi quy ước như tấn công mạng, tác động dư luận, đối đầu thông tin,... được kết hợp với xung đột quân sự cường độ cao tạo thành “chiến tranh hỗn hợp”. Để đảm bảo an ninh mạng quốc gia, nắm bắt thế chủ động của chiến tranh mạng trong chiến tranh hiện đại, các quốc gia tiếp tục điều chỉnh chính sách, tăng cường đầu tư cho an ninh mạng, quan tâm hơn đến việc đảm bảo an ninh cơ sở hạ tầng và tăng cường hợp tác. -
Bảo vệ dữ liệu theo quy trình GDPR
Lê Minh Đức, Nguyễn Văn Ngoan09:34 | 16/10/2019Được đề xuất vào ngày 25/01/2012, sau hơn 4 năm xây dựng và hoàn thiện, Quy định Bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) đã được Nghị viện Châu Âu thông qua vào ngày 14/4/2016. Các điều khoản của nó được áp dụng trực tiếp ở tất cả các quốc gia thành viên EU kể từ ngày 25/5/2018. GDPR có hiệu lực ở các quốc gia EEA bắt đầu từ ngày 20/7/2018. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu một số nội dung liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân theo GDPR gồm, Bảo vệ dữ liệu của công dân EU, Quyền của chủ thể dữ liệu, Kiểm soát và xử lý dữ liệu.