Anti-DDoS là sản phẩm an toàn, an ninh mạng thứ 9 được Bộ TT&TT đưa ra yêu cầu kỹ thuật cơ bản nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng trong nước và phục vụ hoạt động đánh giá, kiểm định sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin.
Theo quyết định mới ban hành, Bộ TT&TT khuyến nghị các cơ quan, tổ chức nghiên cứu, phát triển, lựa chọn, sử dụng sản phẩm Anti-DDoS đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cơ bản theo 9 nhóm gồm: Yêu cầu về tài liệu, yêu cầu về quản trị hệ thống, yêu cầu về kiểm soát lỗi, yêu cầu về log, yêu cầu về hiệu năng xử lý, yêu cầu về khả năng bảo vệ, yêu cầu về cảnh báo, yêu cầu về giám sát và yêu cầu về tự động hóa.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm Anti-DDoS, Bộ TT&TT cũng hướng dẫn rõ các tiêu chí, điều kiện cần đáp ứng đối với mỗi nhóm yêu cầu.
Cụ thể, với nhóm yêu cầu về hiệu năng xử lý, sản phẩm Anti-DDoS cần đảm bảo rằng độ trễ của gói tin được xử lý không vượt quá 3 ms; cho phép xử lý các cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán băng thông tối thiểu 1Gbps/1 thiết bị; đảm bảo khả năng phát hiện và chặn lọc lưu lượng tấn công tối thiểu 80%; khả năng bảo vệ lưu lượng sạch tối thiểu 85%...
Đối với nhóm yêu cầu về khả năng bảo vệ, theo khuyến nghị của Bộ TT&TT, sản phẩm Anti-DDoS phải đảm bảo dịch vụ của khách hàng vẫn hoạt động bình thường trước tối thiểu các loại tấn công DDoS: tấn công làm tràn ngập băng thông, tấn công cạn kiệt tài nguyên qua giao thức TCP, tấn công sử dụng gói tin không hợp lệ, tấn công gửi gói tin/yêu cầu với tần suất cao và đột ngột, tấn công qua phân tích hành vi người dùng, khả năng chặn lọc gói tin theo chính sách sử dụng ALC.
Về yêu cầu cảnh báo, sản phẩm Anti-DDoS cần cho phép cấu hình cảnh báo cho người dùng, bao gồm: cho phép cấu hình nội dung gửi cảnh báo qua một trong các hình thức email/SMS/OTT; cho phép cấu hình nhiều người nhận trong cùng một thời gian qua email hay SMS; cho phép cấu hình chỉ gửi cảnh báo dựa trên các điều kiện mong muốn; cho phép cấu hình cảnh báo riêng biệt theo các nhóm địa chỉ IP bảo vệ khác nhau; cho phép cấu hình các ngưỡng phát hiện cảnh báo tấn công theo từng nhóm địa chỉ IP bảo vệ khác nhau.
Cùng với đó, sản phẩm Anti-DDoS cũng cần đáp ứng yêu cầu cho phép tự động cảnh báo tới người dùng theo thời gian thực đối với các loại sự kiện như: cảnh báo khi có tấn công DDoS xảy ra, cảnh báo về tự động xử lý tấn công DDoS, cảnh báo khi tấn công DDoS kết thúc.
Bộ TT&TT giao Cục An toàn thông tin chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan hướng dẫn việc áp dụng các yêu cầu trong: “Yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với sản phẩm Anti-DDoS”.
Trước Anti-DDoS, Bộ TT&TT đã ban hành yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với 8 sản phẩm an toàn, an ninh mạng và khuyến nghị các cơ quan, tổ chức áp dụng, đó là: Tường lửa ứng dụng web; Quản lý và phân tích sự kiện an toàn thông tin; Nền tảng tri thức mối đe dọa an toàn thông tin; Phòng, chống xâm nhập lớp mạng; Mạng riêng ảo; Điều phối, tự động hóa và phản ứng an toàn thông tin; Phòng, chống mã độc; Phát hiện và phản ứng sự cố an toàn thông tin trên thiết bị đầu cuối.
Tuệ Minh
18:00 | 02/12/2020
09:51 | 19/08/2016
11:00 | 29/05/2021
17:00 | 07/11/2024
Trong bản cập nhật bảo mật tháng 11, Google đã giải quyết 40 lỗ hổng bảo mật trong hệ điều hành Android, trong đó có 02 lỗ hổng được đánh dấu là đang bị khai thác tích cực, với định danh CVE-2024-43047 và CVE-2024-43093.
16:00 | 09/10/2024
Mới đây, Microsoft đã phát hành bản vá Patch Tuesday tháng 10/2024 để giải quyết 118 lỗ hổng bảo mật, bao gồm 5 lỗ hổng zero-day, trong đó có 2 lỗ hổng đang bị khai thác tích cực trên thực tế.
13:00 | 07/10/2024
Instagram đã ra mắt một bộ tính năng mới được thiết kế để đảm bảo an toàn cho thanh thiếu niên khi sử dụng nền tảng này. Bộ tính năng này như một lá chắn kỹ thuật số, bảo vệ người dùng trẻ khỏi các tin nhắn không mong muốn, nội dung không phù hợp và thời gian sử dụng quá mức.
10:00 | 30/08/2024
Ngày 20/8, Tòa phúc thẩm liên bang tại California, Mỹ đã ra phán quyết khôi phục vụ kiện của những người dùng trình duyệt Chrome, trong đó cáo buộc Google thu thập trái phép dữ liệu cá nhân thông qua tính năng Sync.
Ngày 31/10, tại Hà Nội, Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo ABAII (thành viên của Hiệp hội Blockchain Việt Nam) đã tổ chức Hội thảo “Blockchain và AI: Làm chủ công nghệ, làm chủ tương lai” trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh IEAE 2024, thu hút hơn 500 doanh nghiệp từ 50 quốc gia, hơn 20 trường đại học và gần 10.000 lượt khách tham dự.
07:00 | 01/11/2024