Lỗ hổng nghiêm trọng nhất định danh CVE-2022-20699, có điểm CVSS là 10.0, cho phép tin tặc có thể từ xa thực thi mã tùy ý trên thiết bị tồn tại lỗ hổng. Lỗ hổng xảy ra do việc kiểm tra giá trị biên không đầy đủ trong quá trình xử lý các yêu cầu HTTP cụ thể.
Cisco cho biết: “Tin tặc có thể khai thác lỗ hổng này bằng cách gửi các yêu cầu HTTP độc hại đến thiết bị bị ảnh hưởng đang hoạt động như một Cổng VPN SSL. Việc khai thác thành công có thể cho phép tin tặc thực thi mã với đặc quyền root”.
Ngoài ra, Cisco cũng phát hành bản vá cho 3 lỗ hổng khác trong giao diện quản lý nền tảng web của bộ định tuyến RV dành cho doanh nghiệp nhỏ, có thể cho phép tấn công leo thang đặc quyền lên root và thực hiện các lệnh tùy ý trên thiết bị, bao gồm: CVE-2022-20700, CVE-2022-20701, CVE-2022-20702.
Một lỗ hổng nghiêm trọng khác được tìm thấy trong tính năng xác minh hình ảnh phần mềm của bộ định tuyến dành cho doanh nghiệp nhỏ là CVE-2022-20703 có điểm CVSS 9.3, cho phép tin tặc cài đặt và khởi động hình ảnh phần mềm độc hại hoặc thực thi các tệp nhị phân chưa được đánh dấu trên thiết bị bị ảnh hưởng mà không cần xác thực.
Lỗ hổng CVE-2022-20708 có điểm CVSS 10.0, ảnh hưởng đến giao diện quản lý nền tảng web, có thể bị lợi dụng để chèn và thực thi các lệnh từ xa trên thiết bị mà không cần xác thực. Hai lỗ hổng tương tự khác cũng được giải quyết là CVE-2022-20707 và CVE-2022-20749, đều có điểm CVSS 7.3.
Trong khuyến cáo của Cisco còn mô tả nhiều lỗ hổng có mức độ nghiêm trọng cao và trung bình khác trong các bộ định tuyến dòng RV. Các lỗ hổng có thể bị khai thác để chèn và thực hiện các lệnh tùy ý, chiếm một phần đặc quyền quản trị, xem hoặc thay đổi thông tin được chia sẻ với các thiết bị khác, ghi đè lên các tệp nhất định, tải lên tệp tùy ý, tạo điều kiện để tấn công từ chối dịch vụ hoặc thực thi mã tùy ý.
Cisco đã phát hành các bản cập nhật phần mềm để giải quyết các lỗ hổng trong bộ định tuyến RV340 và RV345. Các bản cập nhật cho bộ định tuyến RV160 và RV260 dự kiến sẽ được phát hành trong tháng 2. Bên cạnh đó, Cisco cũng cảnh báo về sự xuất hiện công khai của những mã khai thác đang nhắm vào những lỗ hổng này.
M.H
09:00 | 23/11/2021
14:00 | 03/03/2022
08:00 | 28/04/2022
18:00 | 16/08/2022
12:00 | 27/10/2021
09:00 | 06/10/2021
13:00 | 27/04/2022
12:00 | 12/08/2022
15:00 | 04/10/2024
Cơ quan chức năng bảo vệ quyền riêng tư châu Âu tuyên phạt Meta số tiền lên tới 101,5 triệu USD do lưu trữ mật khẩu người dùng mà không có biện pháp bảo mật hoặc mã hóa.
08:00 | 18/09/2024
Kaspersky sẽ ngừng cung cấp dịch vụ tại Mỹ do lệnh cấm của chính phủ, với khoảng một triệu khách hàng của họ sẽ được chuyển sang phần mềm chống mã độc UltraAV thuộc sở hữu của Pango. Việc này đánh dấu bước chuyển giao lớn trong thị trường an ninh mạng tại Hoa Kỳ.
10:00 | 13/09/2024
Hãng Verkada (Mỹ) bị kiện và bị phạt sau khi dữ liệu từ 150.000 camera bị tin tặc truy cập, cho thấy hệ thống thiếu biện pháp bảo mật cơ bản.
10:00 | 25/06/2024
Chính phủ Mỹ tuyên bố cấm bán phần mềm Kaspersky do rủi ro bảo mật từ Nga và kêu gọi công dân sử dụng các phần mềm tương tự khác để thay thế.
Gã khổng lồ công nghệ Google rót 1 tỷ USD vào Thái Lan, xây dựng trung tâm dữ liệu và mở rộng dịch vụ đám mây.
10:00 | 10/10/2024