128 Kết quả cho Hashtag: 'ĐÁNH CẮP THÔNG TIN'
-
Vén màn hoạt động gián điệp của mã độc DanaBot
Hồng Đạt13:44 | 16/06/2025DanaBot là một loại mã độc mạnh mẽ được viết bằng Delphi với khả năng theo dõi thao tác bàn phím, chụp ảnh màn hình, quay video màn hình nền của nạn nhân, đánh cắp các tệp tin, đưa nội dung tùy ý vào trình duyệt web và triển khai phần mềm độc hại giai đoạn thứ hai. Mã độc này vận hành dựa trên nền tảng Malware-as-a-Service (MaaS), cho phép kẻ tấn công thực hiện nhiều cuộc tấn công mạng khác nhau. DanaBot triển khai một giao thức nhị phân tùy chỉnh được mã hóa bằng RSA 1.024 bit và AES 256 bit ở chế độ CBC. Các máy chủ điều khiển và ra lệnh (C2) được mã hóa cứng, nhưng Tor có thể được sử dụng làm kênh truyền thông dự phòng. Bài viết này sẽ cùng khám phá cơ chế hoạt động của dòng mã độc nguy hiểm này, dựa trên báo cáo của công ty bảo mật đám mây Zscaler (Mỹ). -
Tin tặc khai thác lỗ hổng SimpleHelp bằng mã độc tống tiền DragonForce
Hồng Đạt15:36 | 02/06/2025Theo cảnh báo từ công ty bảo mật Sophos (Vương quốc Anh), một nhà cung cấp dịch vụ quản lý (MSP) không xác định và khách hàng của họ đã bị lây nhiễm mã độc tống tiền DragonForce, sau khi các tác nhân đe dọa khai thác một phiên bản SimpleHelp dễ bị tấn công. -
DeepSeek truyền dữ liệu nhạy cảm của người dùng mà không sử dụng cơ chế mã hóa
Hữu Tài13:26 | 14/02/2025Một cuộc điều tra mới đối với ứng dụng di động DeepSeek dành cho hệ điều hành Apple iOS đã phát hiện ra những vấn đề bảo mật nghiêm trọng, trong đó quan trọng nhất là ứng dụng này gửi dữ liệu nhạy cảm qua Internet mà không có bất kỳ mã hóa nào, khiến dữ liệu có nguy cơ bị chặn và tấn công. -
Nhóm gián điệp mạng Turla của Nga kiểm soát cơ sở hạ tầng chỉ huy của tin tặc Pakistan
Hồng Đạt (Tổng hợp)15:39 | 13/12/2024Theo báo cáo mới đây được công bố bởi nhóm nghiên cứu Black Lotus Labs tới từ công ty công nghệ Lumen (Mỹ), một nhóm gián điệp mạng có liên hệ với Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) là Turla, đã dành thời gian gần hai năm để bí mật kiểm soát hệ thống máy tính của các nhóm gián điệp mạng Pakistan, truy cập vào các mạng lưới chính phủ chứa thông tin nhạy cảm trên khắp Nam Á. -
Cảnh báo những trang web chống virus giả mạo phát tán phần mềm độc hại trên Android và Windows
Khánh Vinh10:59 | 07/06/2024Các nhà nghiên cứu bảo mật của Trellix đã đưa ra cảnh bảo về các tác nhân đe dọa sử dụng các trang web giả mạo giả dạng giải pháp chống vi-rút hợp pháp từ Avast, Bitdefender và Malwarebytes để phát tán phần mềm độc hại có khả năng đánh cắp thông tin nhạy cảm từ thiết bị Android và Windows. -
Giải mã phần mềm gián điệp SpyNote trên Android
Hồng Đạt (tổng hợp)13:22 | 31/10/2023SpyNote là một phần mềm gián điệp trên Android với chức năng ghi nhật ký và đánh cắp nhiều loại thông tin, bao gồm tin nhắn SMS, thao tác bàn phím, cuộc gọi, bản ghi âm, theo dõi vị trí người dùng hay thông tin về các ứng dụng đã cài đặt. Đặc biệt, phần mềm độc hại này rất khó xóa bỏ trên Android. Bài viết tập trung phân tích các tính năng chính của Trojan SpyNote, dựa trên báo cáo từ công ty an ninh mạng F-Secure (Phần Lan) vừa được công bố mới đây. -
42 nghìn trang web mạo danh các thương hiệu nổi tiếng được sử dụng để gài bẫy người dùng
Dương Trường (theo bleepingcomputer)16:11 | 23/11/2022Một nhóm tin tặc có tên Fangxiao đã tạo ra một mạng lưới khổng lồ gồm hơn 42 nghìn tên miền website mạo danh các thương hiệu nổi tiếng để chuyển hướng người dùng đến các trang web, ứng dụng quảng cáo, trang web hẹn hò hoặc quà tặng miễn phí.