Phần mềm độc hại tồn tại dưới một số hình thức, gồm: Virus (là các mã tự sao chép có thể được thực hiện bởi một trong hai hệ điều hành hoặc một ứng dụng), Sâu (chương trình tự sao chép mà có thể thực hiện mà không cần sự can thiệp của người điều khiển), Trojan (không tự sao chép, ẩn trong các phần mềm hợp pháp).
Ngày nay, các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng và rất phức tạp với sự kết hợp các thể loại phần mềm độc hại khác nhau. Sự nguy hiểm của tấn công mạng càng trở nên nghiêm trọng khi hacker sử dụng phần mềm độc hại kết hợp tinh vi với kỹ nghệ xã hội. Kết quả là các mối đe dọa an ninh mạng trở nên thường xuyên, liên tục và rất khó phát hiện, loại bỏ khỏi hệ thống các phần mềm độc hại đã lây nhiễm vào. Các hacker thường tìm kiếm các lỗi của trang web và khai thác lỗ hổng của trình duyệt để cài cắm và phát tán phần mềm độc hại.
Trong Bản hướng dẫn, NIST khuyến cáo các tổ chức/doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch và thực hiện chương trình phòng ngừa sự cố phần mềm độc hại dựa trên phân tích các rủi ro theo hướng tổng hợp tất cả các cuộc tấn công đối với hệ thống mạng. Các biện pháp phòng ngừa phải khoa học phù hợp với qui mô, cấu trúc mạng của tổ chức để có thể bảo vệ hiệu quả.
Tuyên bố chính sách an toàn thông tin của một tổ chức nên được sử dụng làm cơ sở cho những nỗ lực phòng chống phần mềm độc hại của cả hệ thống, bao gồm các bộ phận và nhân lực (người dùng cuối, nhân viên IT) trong tổng thể kiến trúc phòng thủ an ninh mạng của tổ chức. Chính sách phối hợp thực thi nhiệm vụ giữa các bộ phận cần linh hoạt, phân công rõ ràng nhiệm vụ của các bộ phận. Chương trình nâng cao nhận thức và đào tạo bao gồm các hướng dẫn về công tác phòng ngừa và ứng phó đối với sự cố phần mềm độc hại cho mọi thành viên trong tổ chức. Quy chế liên quan đến công tác phòng chống phần mềm độc hại cũng cần bao gồm các quy định liên quan đến những nhân viên làm việc từ xa, những người sử dụng thiết bị kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tác nghiệp của tổ chức và các thiết bị máy tính của các nhà thầu thực hiện các dự án của tổ chức/doanh nghiệp….
07:00 | 20/05/2022
12:00 | 12/08/2022
09:00 | 22/08/2018
04:00 | 06/06/2014
CC-IS là các yêu cầu chứng nhận cần tuân thủ bắt buộc đối với các sản phẩm an toàn thông tin cho thị trường mua sắm cho cơ quan chính phủ của Trung Quốc. Các sản phẩm an toàn thông tin không thuộc lĩnh vực mua sắm cho cơ quan chính phủ thì áp dụng tự nguyện. Cơ quan chỉ định chứng nhận Trung Quốc ban hành danh mục sản phẩm phải thực hiện chứng nhận CC-IS bao gồm 08 mục sản phẩm và được mở rộng thành 13 loại sản phẩm cụ thể.
02:00 | 26/06/2013
Hiện nay, trên thế giới đã hình thành một hệ thống tiêu chuẩn An toàn thông tin tương đối đầy đủ, bao quát được hầu hết các khía cạnh của lĩnh vực an toàn thông tin và đáp ứng mọi đối tượng cần tiêu chuẩn hóa (sản phẩm, dịch vụ, quy trình). Hệ thống tiêu chuẩn này có thể phân thành ba loại gồm: tiêu chuẩn đánh giá, tiêu chuẩn đặc tả và tiêu chuẩn về quản lý.
05:00 | 06/10/2008
Việc ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) vào hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp bắt đầu phổ biến từ những năm 90 của thế kỷ 20. Đến nay hoạt động của mỗi tổ chức không thể tách rời hệ thống thông tin dựa trên nền tảng ICT, do đó, bảo đảm an ninh cho hệ thống này đã trở nên tất yếu và cấp bách.
06:00 | 05/01/2008
ISO 27000 TOOLKIT là bộ sản phẩm an toàn đồng nhất giúp các tổ chức có được một công cụ cần thiết áp dụng các quy phạm an toàn thông tin (ATTT) tốt nhất vào hoạt động kinh doanh hàng ngày. Cho dù bạn là một công ty lớn hay nhỏ, thì ISO 27000 TOOLKIT cũng đều có thể đưa ra một phạm vi thông tin toàn diện nhất nhằm đảm bảo an toàn cho thông tin của bạn.