Phần mềm độc hại tồn tại dưới một số hình thức, gồm: Virus (là các mã tự sao chép có thể được thực hiện bởi một trong hai hệ điều hành hoặc một ứng dụng), Sâu (chương trình tự sao chép mà có thể thực hiện mà không cần sự can thiệp của người điều khiển), Trojan (không tự sao chép, ẩn trong các phần mềm hợp pháp).
Ngày nay, các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng và rất phức tạp với sự kết hợp các thể loại phần mềm độc hại khác nhau. Sự nguy hiểm của tấn công mạng càng trở nên nghiêm trọng khi hacker sử dụng phần mềm độc hại kết hợp tinh vi với kỹ nghệ xã hội. Kết quả là các mối đe dọa an ninh mạng trở nên thường xuyên, liên tục và rất khó phát hiện, loại bỏ khỏi hệ thống các phần mềm độc hại đã lây nhiễm vào. Các hacker thường tìm kiếm các lỗi của trang web và khai thác lỗ hổng của trình duyệt để cài cắm và phát tán phần mềm độc hại.
Trong Bản hướng dẫn, NIST khuyến cáo các tổ chức/doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch và thực hiện chương trình phòng ngừa sự cố phần mềm độc hại dựa trên phân tích các rủi ro theo hướng tổng hợp tất cả các cuộc tấn công đối với hệ thống mạng. Các biện pháp phòng ngừa phải khoa học phù hợp với qui mô, cấu trúc mạng của tổ chức để có thể bảo vệ hiệu quả.
Tuyên bố chính sách an toàn thông tin của một tổ chức nên được sử dụng làm cơ sở cho những nỗ lực phòng chống phần mềm độc hại của cả hệ thống, bao gồm các bộ phận và nhân lực (người dùng cuối, nhân viên IT) trong tổng thể kiến trúc phòng thủ an ninh mạng của tổ chức. Chính sách phối hợp thực thi nhiệm vụ giữa các bộ phận cần linh hoạt, phân công rõ ràng nhiệm vụ của các bộ phận. Chương trình nâng cao nhận thức và đào tạo bao gồm các hướng dẫn về công tác phòng ngừa và ứng phó đối với sự cố phần mềm độc hại cho mọi thành viên trong tổ chức. Quy chế liên quan đến công tác phòng chống phần mềm độc hại cũng cần bao gồm các quy định liên quan đến những nhân viên làm việc từ xa, những người sử dụng thiết bị kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tác nghiệp của tổ chức và các thiết bị máy tính của các nhà thầu thực hiện các dự án của tổ chức/doanh nghiệp….
07:00 | 20/05/2022
12:00 | 12/08/2022
09:00 | 22/08/2018
06:00 | 06/09/2013
Theo yêu cầu của Tổng thống Mỹ, từ tháng 1/2013, Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Mỹ(NIST) được giao nhiệm vụ phát triển một tài liệu được gọi là Khung an toàn mạng (Cybersecurity Framework).
02:00 | 12/07/2012
Trước nguy cơ bị tấn công đánh cắp dữ liệu, mất an toàn thông tin, hiện nhiều ngân hàng, tổ chức thẻ tại Việt Nam đang đẩy mạnh áp dụng và tuân thủ tiêu chuẩn bảo mật Payment Card Indutry Data Security Standard (PCI DSS) để hạn chế rủi ro, phát triển kinh doanh.
04:00 | 04/07/2009
Ngày nay, ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) đã được áp dụng vào hầu hết các ngành kinh tế của các nước trên thế giới và đi sâu vào đời sống xã hội. Cùng với sự phát triển này, hệ thống thông tin an ninh, an toàn và được bảo mật đóng một vai trò rất quan trọng, góp phần vào sự thành công hay thất bại của mỗi dự án, mỗi công trình.
06:00 | 07/04/2008
Độ an toàn của bất kỳ hệ thống mật mã nào cũng đều phụ thuộc vào độ an toàn của khóa. Vì lý do đó, khóa luôn được bảo vệ ở mức cao nhất. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi, các thao tác mật mã luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn đối với khóa.