Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều 11, 12, 15, 25, 30, 41,43, 46 và một số vấn đề cần thiết khác của Luật khoa học và công nghệ liên quan đén thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ; đánh giá độc lập tổ chức khoa học và công nghệ; trình tự, thủ tục xác định, phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt; hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ, tổ chức, chuyên gia tư vấn độc lập; kiểm tra, đánh giá trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước; phát triển thị trường khoa học và công nghệ.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam.
Theo Nghị định, “Tổ chức khoa học và công nghệ công lập” là tổ chức khoa học và công nghệ do cơ quan cơ quan có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 12 Luật khoa học và công nghệ và do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, thành lập và đầu tư; “Tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập” là tổ chức khoa học và công nghệ do doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức Việt Nam không là tổ chức khoa học và công nghệ công lập thành lập; “Nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt” là đề tài khoa học và công nghệ, đề án khoa học, dự án sản xuất thử nghiệm, dự án khoa học và công nghệ có quy mô lớn phục vụ quốc phòng, an ninh, có tác động mạnh đến năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm quốc gia do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Nghị định quy định, tổ chức khoa học và công nghệ được thành lập khi đủ điều kiện sau đây:
- Điều lệ tổ chức và hoạt động: tên tổ chức khoa học và công nghệ bao gồm tên đầy đủ, tên giao dịch quốc tế và tên viết tắt (nếu có), được viết bằng các chữ cái trong Bảng chữ cái tiếng Việt; tên gọi của tổ chức phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động chính, không được trùng lặp với tổ chức khoa học và công nghệ khác; mục tiêu, phương hướng hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ không được vi phạm các quy định tại Điều 8 của Luật khoa học và công nghệ và các văn bản pháp luật khác có liên quan.v.v...
- Nhân lực khoa học và công nghệ: Mỗi tổ chức khoa học và công nghệ phải có ít nhất 5 người có trình độ đại học trở lên bao gồm làm việc chính thức và kiêm nhiệm, trong đó có ít nhất 30% có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực chủ yếu xin đăng ký hoạt động và ít nhất 40% làm việc chính thức; người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ phải có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm quản lý, năng lực chuyên môn phù hợp;.v.v...
- Cơ sở vật chất – kỹ thuật: Có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng trụ sở, nhà xưởng, phòng thí nghiệm, máy móc thiết bị, tài sản trí tuệ, các phương tiện vật chất – kỹ thuật khác để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức khoa học và công nghệ.
- Đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.v.v...
Nghị định quy định hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ bao gồm:
- Đơn đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ;
- Quyết định thành lập tổ chức khoa học và công nghệ;
- Lý lịch khoa học của người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ;
- Điều lệ tổ chức và hoạt động đã được cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập phê duyệt;
- Tài liệu chứng minh có đủ nhân lực và cơ sở vật chất – kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước cấp quốc gia là nhiệm vụ khoa học và công nghệ đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Có tầm quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong phạm vi cả nước; có vai trò quan trọng nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia;
-Giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, liên vùng;
- Phải huy động nguồn lực quốc gia, có thể có sự tham gia của nhiều ngành khoa học và công nghệ.
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước cấp bộ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ đáp ứng các tiêu chí sau đây: Có tầm quan trọng đối với sự phát triển của ngành, lĩnh vực; giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ trong phạm vi của ngành, lĩnh vực; có sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của Bộ, ngành.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/3/2014.
Nghị định số 81/2002/NĐ-CP; Nghị định số 201/2004/NĐ-CP; các điều 13, 14, 15, 24, 25, 26, 27, 28 và 29 của Nghị định số 80/2010/NĐ-CP; Điều 8 Nghị định số 119/1999/NĐ-CP; Điều 12 Nghị định số 61/2010/NĐ-CP hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
09:00 | 08/08/2023
Ngày 30/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 43/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra năm 2022.
15:00 | 04/05/2019
Theo luật mới, Nga sẽ áp dụng nhiều biện pháp, bao gồm công nghệ giám sát đường truyền Internet và có thể chuyển hướng đường truyền khỏi các máy chủ nước ngoài nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công mạng.
10:00 | 04/07/2014
Nghị định số 07/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ phối hợp của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố các cấp.
12:00 | 13/07/2012
Ngày 12/07/2012, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son đã chủ trì buổi làm việc với Ban soạn thảo và Tổ biên tập xây dựng dự thảo Luật An toàn thông tin số. Tham dự buổi họp có đại diện lãnh đạo các Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, đại diện lãnh đạo một số đơn vị liên quan thuộc Bộ TT&TT.