Sự khác biệt giữa Zero Trust, SASE và VPN
Sự khác biệt giữa Zero Trust, SASE và VPN thể hiện rõ qua mục tiêu, phương pháp triển khai và hiệu suất vận hành. Zero Trust tập trung vào việc bảo mật từ bên trong ra ngoài, không tin tưởng bất kỳ ai hay thiết bị nào dù nằm trong mạng nội bộ hay không. Mục tiêu chính là giảm thiểu nguy cơ từ các cuộc tấn công nội bộ, bảo vệ tài nguyên thông qua xác thực liên tục và cấp quyền truy cập tối thiểu. SASE kết hợp các chức năng bảo mật và mạng, hướng tới việc cung cấp một giải pháp toàn diện và linh hoạt cho tổ chức sử dụng đám mây và làm việc từ xa. Mục tiêu của SASE là bảo vệ mọi kết nối mạng từ bất kỳ vị trí nào với khả năng kiểm soát dễ dàng từ đám mây. Trong khi đó, VPN tập trung vào việc bảo vệ lưu lượng truy cập mạng khi người dùng kết nối từ xa, đảm bảo dữ liệu được mã hóa và bảo vệ khi truyền qua internet, đặc biệt là khi kết nối qua mạng công cộng.
Việc triển khai và vận hành các giải pháp này cũng có sự khác biệt. Zero Trust đòi hỏi sự thay đổi lớn trong cơ sở hạ tầng mạng và yêu cầu quản lý liên tục với các chính sách bảo mật nghiêm ngặt cho người dùng và thiết bị. SASE được triển khai chủ yếu trên nền tảng đám mây, giúp đơn giản hóa quản lý bảo mật và mạng, nhưng việc chuyển đổi từ hạ tầng truyền thống đòi hỏi đầu tư thời gian và nguồn lực. Các tổ chức cần thay đổi từ hạ tầng mạng truyền thống sang mô hình dựa trên đám mây, điều này yêu cầu sự đầu tư đáng kể về thời gian và nguồn lực. Bên cạnh đó, do phụ thuộc hoàn toàn vào đám mây, hiệu suất và độ tin cậy của SASE có thể bị ảnh hưởng bởi nhà cung cấp dịch vụ và chất lượng kết nối mạng.
Trong khi đó, VPN lại dễ triển khai và quản lý hơn, đặc biệt với doanh nghiệp nhỏ, tuy nhiên khi mở rộng quy mô và bảo mật cho nhiều văn phòng, việc quản lý VPN trở nên phức tạp.
Về hiệu suất và trải nghiệm người dùng, Zero Trust có thể ảnh hưởng đến hiệu suất do yêu cầu xác thực liên tục, nhưng lại đảm bảo mức độ bảo mật cao. SASE được thiết kế để cung cấp trải nghiệm mượt mà với hiệu suất mạng ổn định, đặc biệt phù hợp với môi trường làm việc từ xa và đám mây. Ngược lại, VPN thường làm giảm hiệu suất mạng do mã hóa và truyền dữ liệu qua máy chủ từ xa, gây ra kết nối chậm và không ổn định khi sử dụng các dịch vụ băng thông cao.
Nhìn chung, Zero Trust phù hợp với các tổ chức cần bảo mật nội bộ nghiêm ngặt, SASE là lựa chọn toàn diện cho môi trường đám mây và làm việc từ xa, còn VPN dễ sử dụng nhưng hạn chế về hiệu suất và bảo mật trong các hệ thống của doanh nghiệp lớn.
Khi nào chọn Zero Trust, SASE, VPN?
Zero Trust, SASE và VPN là ba giải pháp bảo mật mạng với các ứng dụng khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của tổ chức. Zero Trust phù hợp với các tổ chức cần bảo mật chặt chẽ, đặc biệt là những tổ chức trong lĩnh vực tài chính, y tế hoặc chính phủ, nơi dữ liệu nhạy cảm cần được bảo vệ tối đa. Đây cũng là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp có môi trường làm việc phân tán, nhiều văn phòng hoặc đội ngũ làm việc từ xa và khi có yêu cầu bảo mật đối với các ứng dụng hoặc dịch vụ đám mây. Zero Trust giúp kiểm soát quyền truy cập từ bất kỳ vị trí hoặc thiết bị nào, đảm bảo mọi truy cập đều được xác thực và giám sát liên tục. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro từ cả nội bộ và bên ngoài, đảm bảo rằng chỉ những người dùng được ủy quyền mới có quyền truy cập vào tài nguyên quan trọng.
Ngược lại, SASE là giải pháp toàn diện cho các doanh nghiệp đang chuyển đổi số, cần tích hợp cả bảo mật và mạng vào một mô hình dịch vụ dựa trên đám mây. Với sự linh hoạt trong quản lý và khả năng bảo vệ tài nguyên từ nhiều địa điểm hoặc môi trường đa đám mây, SASE là lựa chọn tối ưu cho cho các doanh nghiệp đang chuyển đổi số, các tổ chức lớn sử dụng nhiều dịch vụ đám mây và có môi trường làm việc phân tán. SASE không chỉ giúp đơn giản hóa việc quản lý hạ tầng mạng mà còn cung cấp sự bảo mật toàn diện, tối ưu hóa hiệu suất mạng, giúp các tổ chức hoạt động hiệu quả hơn trong môi trường hiện đại.
Còn giải pháp VPN mang tính tiện ích cao, đặc biệt phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc những nhu cầu bảo mật cơ bản từ xa. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ và yêu cầu bảo mật ngày càng cao, VPN có thể không còn là lựa chọn duy nhất hoặc tốt nhất cho các tổ chức lớn và phức tạp.
Kết luận
Trong thế giới số ngày nay, việc bảo vệ mạng và dữ liệu của tổ chức trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Zero Trust, SASE và VPN đều là những giải pháp bảo mật mạnh mẽ, nhưng mỗi giải pháp lại có cách tiếp cận và ưu điểm riêng, phù hợp với những nhu cầu khác nhau của doanh nghiệp. Việc lựa chọn sử dụng giải pháp nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô tổ chức, hạ tầng công nghệ thông tin hiện có và mục tiêu bảo mật của mỗi tổ chức. Hiểu rõ sự khác biệt giữa chúng sẽ giúp tổ chức chọn được chiến lược bảo mật mạng phù hợp nhất. Để đạt được hiệu quả tối đa, hãy xem xét nhu cầu cụ thể của tổ chức và tham khảo ý kiến của các chuyên gia bảo mật để có quyết định sáng suốt.
Trần Anh Tú
13:00 | 07/10/2024
13:00 | 11/11/2024
07:00 | 17/10/2024
10:00 | 25/10/2024
09:00 | 08/10/2024
Theo thông tin từ Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ, hoạt động cấp phép mật mã dân sự (MMDS) trong quý III/2024 tăng 26,6% so với cùng kỳ năm 2023.
08:00 | 30/06/2024
Thuật toán mật mã có thể coi là cốt lõi của các sản phẩm bảo mật, an toàn thông tin, muốn làm chủ được công nghệ phải làm chủ được thuật toán mật mã. Việc ban hành thuật toán mã khối MKV được làm chủ bởi người Việt là bước tiến quan trọng trong quá trình làm chủ khoa học - công nghệ lõi.
10:00 | 20/05/2024
Mới đây, một công ty bảo mật có tên Hive Systems đã công bố nghiên cứu mới nhất của họ về độ mạnh của mật khẩu và khả năng bẻ khóa chúng. Theo công ty, một mật khẩu dài 8 ký tự (chỉ chứa số) có thể bị bẻ khóa trong vỏn vẹn 37 giây. Với việc hệ thống máy móc thiết bị ngày càng tiên tiến, các tin tặc có thể bẻ khóa mật khẩu một cách dễ dàng hơn.
16:00 | 19/10/2022
Theo thông tin từ Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ), hoạt động cấp phép mật mã dân sự (MMDS) trong quý III/2022 tăng 82,8% so với cùng kỳ năm 2021.