Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 35 Luật an toàn thông tin mạng, thời gian qua, các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự cơ bản đã chấp hành việc báo cáo tình hình kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và tổng hợp thông tin khách hàng theo luật quy định.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn một số doanh nghiệp không thực hiện chế độ báo cáo, một số doanh nghiệp nộp báo cáo không đúng thời hạn quy định.
Cụ thể, theo Công văn số 191/MMDSKD-MMDS ngày 10 tháng 6 năm 2021 của Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã, đề nghị doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc việc báo cáo theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Luật an toàn thông tin mạng.
Theo đó, doanh nghiệp chưa nộp Báo cáo tình hình kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và tổng hợp thông tin khách hàng năm 2020 khẩn trương nộp báo cáo gửi về Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã.
Sau ngày 30/6/2021, nếu không nộp báo cáo, cơ quan quản lý sẽ áp dụng các biện pháp xử phạt theo quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 58/2016/NĐ-CP.
M.H
10:00 | 25/05/2021
16:00 | 30/03/2021
14:00 | 04/03/2021
16:00 | 15/11/2024
Ngày 15/11, tại Hà Nội, Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ đã tổ chức Hội nghị tập huấn về mật mã dân sự năm 2024 và triển khai Nghị định số 32/2023/NĐ-CP ngày 09/6/2023 của Chính phủ.
15:00 | 28/05/2024
FIPS-140-3 là một tiêu chuẩn của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (NIST) đưa ra các yêu cầu bảo mật toàn diện cho các mô-đun mật mã, nhằm đảm bảo tính mạnh mẽ và đáng tin cậy của chúng. Tiêu chuẩn này yêu cầu cho quá trình phát triển các mô-đun mật mã từ giai đoạn thiết kế đến kiểm thử và triển khai để bảo vệ dữ liệu nhạy cảm trong nhiều ứng dụng khác nhau. Bài báo sẽ nghiên cứu, phân tích tác động của FIPS-140-3, khám phá các vấn đề bảo mật chính và cung cấp góc nhìn về cách tiêu chuẩn này định hình quá trình phát triển mô-đun mật mã trong bối cảnh công nghệ phát triển hiện nay.
15:00 | 24/10/2023
Mục tiêu chính của các kỹ thuật mã hóa là bảo vệ tính bí mật của dữ liệu được lưu trữ hoặc truyền đi. Thuật toán mã hóa được áp dụng vào dữ liệu (bản rõ), từ đó nhận được dữ liệu được mã hóa (bản mã), quá trình này được gọi là mã hóa. Thuật toán mã hóa cần được thiết kế sao cho bản mã không cung cấp thông tin về bản rõ. Gắn liền với thuật toán mã hóa là thuật toán giải mã, biến đổi ngược bản mã thành bản rõ gốc. Bài viết sẽ giới thiệu tóm tắt nội dung tiêu chuẩn TCVN 11367-1:2016. Nội dung của tiêu chuẩn này xác định các hệ mật nhằm mục đích bảo mật dữ liệu. Việc đưa các hệ mật vào tiêu chuẩn này nhằm đẩy mạnh việc sử dụng chúng với chất lượng tốt nhất hiện nay trong các kỹ thuật mật mã.
09:00 | 03/03/2023
Hệ thống mật mã RSA (thuật toán mã hóa khóa công khai, lược đồ chữ ký số) cũng như tất cả các nguyên thuỷ mật mã khác, mô hình hệ mật, cấu trúc thuật toán của các nguyên thủy mật mã trong hệ thống mật mã RSA là công khai. Tuy nhiên, việc lựa chọn và sử dụng các tham số cho hệ thống mật mã này sao cho an toàn và hiệu quả là một vấn đề đã và đang được nhiều tổ chức, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong bài viết này chúng tôi tổng hợp và giới thiệu về các kết quả và dự đoán về khả năng thám mã RSA dựa trên phân tích RSA mô đun lô, các độ dài RSA mô đun lô hiện tại được cho là an toàn, từ đó đưa ra khuyến cáo về độ dài mô đun lô RSA dùng cho các ứng dụng bảo mật và an toàn thông tin.