Trước đó, ngày 18/01/2019, SAVIS trở thành nhà cung cấp dịch vụ Chứng thực chữ ký số công cộng thứ 10 tại Việt Nam với thương hiệu TrustCA, đồng thời cũng là đơn vị đầu tiên được Bộ TT&TT cấp phép theo Nghị định 130/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, áp dụng các tiêu chuẩn bảo mật hiện đại nhất hiện nay.
Đại diện Bộ TT&TT trao giấy phép Cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cho Công ty Cổ phần Công nghệ SAVIS
Chưa đầy 8 tháng sau, SAVIS tiếp tục chứng minh năng lực chuyên môn của mình khi trở thành đơn vị đầu tiên đáp ứng đầy đủ điều kiện, yêu cầu kỹ thuật cấp Chứng thư số SHA-256 an toàn cho tổ chức, cá nhân trong giao dịch điện tử. Theo đó, TrustCA được phép cung cấp Chứng thư số SHA-256 cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng trong các hoạt động công cộng, bao gồm các loại chứng thư số chính: Chứng thư số cho khách hàng cá nhân; Chứng thư số cho khách hàng tổ chức, doanh nghiệp; Chứng thư số Code Signing cho cá nhân hoặc tổ chức phát triển phần mềm; Chứng thư số SSL bảo mật và chứng nhận hệ thống website và Chứng thư số cho hệ thống bảo mật Managed PKI.
Ngoài ra, hệ thống TrustCA của SAVIS sẵn sàng cung cấp hệ thống dịch vụ giá trị gia tăng cho tổ chức/cá nhân khác đi kèm như: Dịch vụ quản lý khoá KMS (Key Management Service) cho HSM Cloud; Ký số trên di động Mobile/Remote Signing; Hóa đơn điện tử e-Invoice with Mobile Signing; Hợp đồng điện tử e-Contract; Quản lý tài liệu điện tử e-Doc Management; Giải pháp tự động hóa quy trình BPM Paperlessl; Lưu trữ điện tử; Chứng thực và công chứng điện tử e-Notary.
Với kết quả này, SAVIS sẽ là đơn vị đầu tiên triển khai áp dụng chứng thư số SHA-256 trong giao dịch điện tử, ký hợp đồng điện tử, sổ tiết kiệm điện tử, khai báo thuế điện tử, hải quan điện tử, truy xuất nguồn gốc hàng hóa hay mã hóa dữ liệu - tài liệu của tổ chức/doanh nghiệp.
Đại diện Công ty Cổ phần Công nghệ SAVIS trình bày tham luận tại Hội thảo về mật mã dân sự năm 2019
SHA-256 đáp ứng tiêu chuẩn về “hàm băm bảo mật” được quy định tại Thông tư 06/2015/TT-BTTT của Bộ TT&TT quy định Danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, bắt buộc các nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng chuyển đổi “hàm băm bảo mật” từ tiêu chuẩn SHA-1 sang tiêu chuẩn SHA-2. Hàm băm SHA-1 đã bị bẻ khóa, dễ dàng bị giả lập và không được phép sử dụng trên các dịch vụ, ứng dụng từ tháng 1/2017. Hàng loạt các hãng công nghệ lớn trên thế giới đã tuyên bố ngừng hỗ trợ chứng chỉ SHA-1 từ sau năm 2016. Việc tiếp tục sử dụng hàm băm SHA-1 khiến gia tăng khả năng bị tấn công, mất cắp thông tin, dữ liệu, tài khoản ngân hàng, tiền gửi tiết kiệm, giả mạo hợp đồng điện tử, hóa đơn điện tử, kê khai thuế, hải quan điện tử và rất nhiều nguy cơ an ninh mạng khác. Hàm băm SHA-256 có tính bảo mật cao hơn và hiện được đánh giá là một trong những hàm băm an toàn nhất hiện nay.
Công ty Cổ phần Công nghệ SAVIS nằm trong TOP 50 doanh nghiệp Công nghệ thông tin và là nhà cung cấp hệ giải pháp chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam, với năng lực chuyên sâu trong các lĩnh vực: Chính phủ số, Doanh nghiệp số, Truyền hình số, Ngân hàng số, IoT và thành phố thông minh.
Thông tin liên hệ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SAVIS Địa chỉ: Tầng 9 tòa nhà Việt Á, số 9 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội. Website: www.savis.vn Điện thoại: +(84.4) 3782 2345 Trung tâm Chứng thực điện tử TrustCA Website: www.trustca.vn Hotline: 1900 636156 Email: trustca@savis.vn |
M.T
09:00 | 13/06/2019
08:00 | 06/07/2020
09:00 | 26/06/2020
14:00 | 30/06/2020
13:00 | 19/06/2020
15:00 | 10/12/2019
09:00 | 04/03/2020
08:00 | 30/08/2019
08:00 | 23/09/2024
Ngày 19/9, cơ quan cảnh sát quốc gia Hàn Quốc cho biết sẽ đầu tư 9,1 tỷ won (6,8 triệu USD) trong 3 năm tới để phát triển công nghệ phát hiện các loại hình tội phạm Deepfake, sao chép giọng nói và các nội dung bịa đặt khác.
14:00 | 23/05/2024
Tiêm lỗi nguồn điện (Power Fault Injection - PFI) là một trong những tấn công mạnh mẽ nhất để phá vỡ hệ thống bảo mật. PFI không tấn công trực tiếp vào các phép tính của thuật toán, mà tập trung vào sự thực thi vật lý của các thiết bị mật mã. Đối tượng chính mà kỹ thuật tấn công này khai thác là các linh kiện điện tử (chip mật mã) luôn tiêu thụ nguồn điện, hệ quả là, đầu ra của bộ sinh số ngẫu nhiên vật lý bị suy giảm mạnh, khi điện áp đầu vào nằm trong điều kiện tấn công. Bài báo này đề xuất mạch thiết kế một Bộ tạo số ngẫu nhiên thực TRNG (true random number generator) trong chip Spartan3 XC3S1000 bằng công cụ Altium Designer, thực hiện tấn công tiêm lỗi nguồn điện trên thiết bị và đánh giá các kết quả đầu ra.
11:00 | 29/07/2023
Ngày 24/5/2023, trang web của Viện Khoa học Weizmann (Weizmann Institute of Science) đăng tải bài báo “Polynomial - Time Pseudodeterministic Construction of Primes” [1] của Lijie Chen và các cộng sự. Đây là một thuật toán mới, tập hợp các ưu điểm của tính ngẫu nhiên và quy trình tất định để xây dựng các số nguyên tố lớn một cách đáng tin cậy. Dưới đây là nội dung bài viết đã đăng tại Quanta Magazine [1].
15:00 | 28/07/2022
Đây là chủ đề của buổi Tọa đàm do Tạp chí An toàn thông tin tổ chức vào sáng ngày 27/7, với sự tham dự của Đại tá, TS. Hồ Văn Hương, Cục trưởng Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ.