Cụ thể, trong quý 1/2021 Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã đã thẩm định và trình Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ ký 45 Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ MMDS (gồm cấp mới, cấp bổ sung) và 84 Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm MMDS. Con số này tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm, dịch vụ MMDS tiếp tục đáp ứng yêu cầu trong lĩnh vực kinh tế - xã hội để đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin, đặc biệt đáp ứng hơn nữa yêu cầu triển khai Chính phủ điện tử và Chính phủ số.
Đại tá, TS. Hồ Văn Hương, Cục trưởng Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ
Nhận định về vấn đề này, Đại tá Hồ Văn Hương, Cục trưởng Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã cho biết: "Đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nguy cơ tấn công mạng ngày càng tăng cao. Để đáp ứng yêu cầu ứng dụng bảo mật, an toàn thông tin trong các tổ chức, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước, các sản phẩm MMDS phải được kiểm định, kiểm tra an ninh một cách khoa học, khách quan, nghiêm ngặt, đúng quy trình, chặt chẽ trước khi đưa vào sử dụng, đảm bảo các sản phẩm tuyệt đối an toàn, hiệu quả khi được đưa ra triển khai sử dụng trong thực tế".
"Để hỗ trợ các tổ chức/ doanh nghiệp, Cục đã khẩn trương áp dụng Thông tư số 18/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc giảm 10% phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ MMDS. Mức phí áp dụng thể hiện sự quan tâm của Chính phủ và các cơ quan quản lý chuyên ngành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do chịu ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19. Việc triển khai Thông tư 18 /2021/TT-BTC cho đến nay không có gì vướng mắc, nhận được sự phối hợp và ủng hộ của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ MMDS”, ông Hồ Văn Hương chia sẻ.
Theo đó, để triển khai thực hiện Luật An toàn thông tin mạng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 58/2016/NĐ-CP quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ MMDS và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm MMDS (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016) và Nghị định số 53/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 58/2016/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 16/4/2018). Trong quá trình triển khai thực hiện các Nghị định, Ban Cơ yếu Chính phủ đã nhận được sự phối hợp triển khai của các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, doanh nghiệp.
Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu cấp phép và yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, kết nối với Chính phủ điện tử giữa cơ quan quản lý nhà nước với người dân và doanh nghiệp, từ năm 2020, Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã đã đưa vào khai thác và sử dụng Cổng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3-4 để thực hiện các thủ tục cấp phép, cấp chứng nhận sản phẩm MMDS.
Mai Hương
14:00 | 07/07/2021
14:00 | 11/08/2021
17:00 | 29/10/2021
16:00 | 30/03/2021
14:00 | 04/03/2021
09:00 | 19/05/2022
10:00 | 11/02/2021
08:00 | 18/11/2021
08:00 | 28/04/2022
15:00 | 15/04/2022
14:00 | 10/03/2025
Group Policy là chính sách nhóm tập hợp các thiết lập cấu hình cho máy tính và người dùng, tính năng này có thể được sử dụng để áp dụng cập nhật bản vá cho một hoặc nhiều máy trạm tự động, giám sát và kiểm soát các hành vi, thao tác người dùng trên hệ thống. Group Policy thường được áp dụng cho các đối tượng như Site, domain hay OU và triển khai trong môi trường Active Directory. Tuy nhiên, từ các phiên bản Windows gần đây, Microsoft đã phát triển Local Group Policy để áp dụng cho chính máy tính đó khi không tham gia vào domain. Bài viết này sẽ hướng dẫn tới quý độc giả một số tinh chỉnh thiết lập chính sách Local Group Policy nhằm tăng cường khả năng bảo mật trên Windows Client và Windows Server.
10:00 | 06/02/2025
Trong kỷ nguyên số hóa, việc ứng dụng các công nghệ hiện đại đóng vai trò rất quan trọng trong bảo vệ dữ liệu, hệ thống máy tính, ngăn chặn chúng khỏi sự tấn công hoặc truy cập trái phép. Blockchain và trí tuệ nhân tạo (AI) là hai trong số những công nghệ mạnh mẽ đã được ứng dụng và phát huy hiệu quả trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Với những ưu thế vượt trội của từng công nghệ, việc kết hợp AI và Blockchain có thể đem lại nhiều giải pháp hiệu quả nhằm đảm bảo an ninh mạng (ANM), an toàn thông tin (ATTT). Bài viết sẽ giới thiệu về ứng dụng của công nghệ AI và Blockchain trong bảo đảm ANM, ATTT cũng như phân tích khả năng tích hợp hai công nghệ này trong phát hiện, ngăn chặn các mối đe dọa hiện nay.
07:00 | 04/11/2024
Để triển khai một hệ thống theo mô hình Zero Trust hiệu quả, các tổ chức cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước, đồng thời kết hợp các công nghệ bảo mật tiên tiến và áp dụng một số quy trình bảo mật nghiêm ngặt. Dưới đây là cách xây dựng hệ thống công nghệ dựa trên mô hình Zero Trust cho các tổ chức.
13:00 | 25/10/2024
Mới đây, hãng bảo mật Avast (Cộng hòa Séc) đã công bố bộ công cụ giải mã miễn phí giúp nạn nhân có thể khôi phục dữ liệu nếu không may trở thành nạn nhân của mã độc tống tiền Mallox.