Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã (QLMMDS&KĐSPMM) chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo một số Phòng chức năng thuộc Cục và đại diện hơn 70 tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mật mã dân sự (MMDS).
Tại hội nghị, đại diện Cục QLMMDS&KĐSPMM đã phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý MMDS; hướng dẫn triển khai Nghị định số 32/2023/NĐ-CP ngày 09/6/2023 của Chính phủ và Thông tư số 23/2022/TT-BQP ngày 04/4/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Qua đó nhằm phổ biến, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về quản lý mật mã dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành; hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng thủ tục, trình tự đề nghị cấp Giấy phép, áp dụng quy chuẩn kỹ thuật mật mã đã được ban hành và thực hiện tốt quy định của nhà nước về kinh doanh, sử dụng MMDS.
Trong năm 2023, Ban Cơ yếu Chính phủ đã rà soát, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 32/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 53/2023/NĐ-CP, nhằm cập nhật những thay đổi về mã số HS tại Danh mục theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam ban hành năm 2022. Bên cạnh đó, Ban Cơ yếu Chính phủ cũng rà soát, đánh giá những tồn tại vướng mắc trong việc triển khai Nghị định số 58 để đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số này trong thời gian tới. Hiện nay, Ban Cơ yếu Chính phủ đang lấy ý kiến của các Bộ, ngành, các tổ chức, doanh nghiệp để báo cáo Chính phủ đề nghị xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 58, trong đó tập trung 04 nhóm vấn đề chính gồm:
- Sửa đổi, bổ sung quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực MMDS.
- Bổ sung Quy định về trình tự, thủ tục chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy và công bố hợp quy đối với các sản phẩm MMDS.
- Quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ MMDS, trong đó ban hành Danh mục sản phẩm, dịch vụ MMDS; ban hành các biểu mẫu thực hiện trình tự, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ MMDS phù hợp với phương án thực thi Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh và Phương án phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực MMDS.
- Quy định chi tiết về xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm MMDS; trong đó ban hành Danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép; quy định chi tiết về nhập khẩu sản phẩm MMDS phi thương mại, trình tự thủ tục cấp lại giấy phép xuất nhập khẩu và việc áp dụng mã HS; ban hành các biểu mẫu thực hiện trình tự, thủ tục cấp giấy phéo xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm MMDS phù hợp với phương án thực thi Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh và Phương án phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực MMDS.
Tại hội nghị Cục QLMMDS&KĐSPMM cùng các doanh nghiệp đã thảo luận và đóng góp ý kiến vào dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 58/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ.
Kết luận Hội nghị, Lãnh đạo Cục QLMMDS&KĐSPMM đánh giá cao tinh thần hợp tác của các tổ chức, doanh nghiệp, nhằm thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các Nghị định của Chính phủ. Các tổ chức, doanh nghiệp cần tiếp tục thực hiện tốt quy định của nhà nước về kinh doanh, sử dụng MMDS. Cục QLMMDS&KĐSPMM luôn sẵn sàng giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc và vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện, để các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động thuận lợi trong lĩnh vực này.
M.H
10:00 | 11/10/2023
15:00 | 04/10/2023
09:00 | 13/10/2023
08:00 | 06/11/2023
09:00 | 19/07/2023
14:00 | 12/07/2023
14:00 | 14/06/2023
10:00 | 09/05/2024
13:00 | 11/11/2024
Trong bối cảnh an ninh mạng ngày càng phức tạp, các tổ chức đang tìm kiếm những giải pháp tối ưu để bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các mối đe dọa tiềm tàng. Các khái niệm như Zero Trust, SASE và VPN nổi lên như những chiến lược bảo mật hàng đầu, nhưng chúng là gì và khác nhau như thế nào?
14:00 | 11/09/2024
Ngày nay, các cuộc tấn công mạng ngày càng trở nên phức tạp và tinh vi hơn, các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng truyền thống đòi hỏi duy trì một lượng lớn dữ liệu về các dấu hiệu xâm nhập, các quy tắc và phải cập nhật thường xuyên khi có bất kỳ hình thức hoặc kỹ thuật tấn công mới nào xuất hiện. Tính tự động hóa trong việc này vẫn còn nhiều hạn chế. Trong bài báo này, nhóm tác giả sẽ trình bày một giải pháp sử dụng ưu điểm vượt trội của công nghệ học máy để dự đoán các truy cập bất thường cụ thể là các cuộc tấn công Dos/DDos, PortScan, Web Attack, Brute Force… từ đó đưa ra các cảnh báo kịp thời và chính xác.
10:00 | 13/05/2024
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nhiều giải pháp để bảo vệ phần cứng được đưa ra, trong đó, hàm không thể sao chép vật lý PUF (Physically Unclonable Functions) đang nổi lên như là một trong số những giải pháp bảo mật phần cứng rất triển vọng mạnh mẽ. RO-PUF (Ring Oscillator Physically Unclonable Function) là một kỹ thuật thiết kế PUF nội tại điển hình trong xác thực hay định danh chính xác thiết bị. Bài báo sẽ trình bày một mô hình ứng dụng RO-PUF và chứng minh tính năng xác thực của PUF trong bảo vệ phần cứng FPGA.
11:00 | 29/07/2023
Ngày 24/5/2023, trang web của Viện Khoa học Weizmann (Weizmann Institute of Science) đăng tải bài báo “Polynomial - Time Pseudodeterministic Construction of Primes” [1] của Lijie Chen và các cộng sự. Đây là một thuật toán mới, tập hợp các ưu điểm của tính ngẫu nhiên và quy trình tất định để xây dựng các số nguyên tố lớn một cách đáng tin cậy. Dưới đây là nội dung bài viết đã đăng tại Quanta Magazine [1].