Thuật toán DT với những ưu điểm của mình được đánh giá là một công cụ mạnh, phổ biến và đặc biệt thích hợp cho khai phá dữ liệu (data mining) nói chung và kiểu tấn công dữ liệu nói riêng. Ưu điểm của DT có thể kể đến như xây dựng tương đối nhanh, đơn giản và dễ hiểu.
Thuật toán Cây phân loại và hồi quy (Classification and Regression Tree - CART) là một loại thuật toán của DT, nó hỗ trợ các biến mục tiêu số (hồi quy) và không tính toán các bộ quy tắc. CART thường sử dụng phương pháp Gini để tạo các điểm phân chia. Tương tự như phương pháp tính độ lợi thông tin, Gini index được dùng để đánh giá việc phân chia nút có tốt hay không. Phương pháp Gini được hiểu cụ thể như sau:
- Là phương pháp hướng đến đo lường tần suất một đối tượng dữ liệu ngẫu nhiên trong tập dữ liệu ban đầu được phân loại không chính xác, trên cơ sở đối tượng dữ liệu đã nằm trong một tập con được phân ra từ tập dữ liệu ban đầu, có dán nhãn thể hiện thuộc tính chung bất kỳ của các đối tượng còn lại trong tập con này, giá trị phân loại chính là nhãn của tập con.
- Gini index chính là chỉ số đo lường mức độ đồng nhất, nhiễu loạn của thông tin hay sự khác biệt về các giá trị mà mỗi điểm dữ liệu trong một tập con, hoặc một nhánh của DT. Công thức của Gini index có thể dùng cho cả dữ liệu rời rạc và liên tục. Nếu điểm dữ liệu thuộc về một nút và có chung thuộc tính bất kỳ thì nút này thể hiện sự đồng nhất lúc này Gini=0 và ngược lại Gini sẽ lớn.
Quý độc giả quan tâm vui lòng xem chi tiết bài viết tại đây.
TS. Nguyễn Văn Căn, Trần Ngọc Tú, Đỗ Đình Quang (Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân)
16:00 | 30/11/2022
09:00 | 24/08/2018
10:00 | 04/03/2015
10:00 | 10/07/2024
Nghị định số 58 được Chính phủ ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016 quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự (MMDS). Qua gần 8 năm thực hiện, Nghị định 58 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai các hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm MMDS và là căn cứ pháp lý để thực hiện xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực MMDS. Tuy nhiên, hiện Nghị định đang gặp phải một số hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn.
15:00 | 31/08/2023
Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia của Bộ Thương mại Mỹ (NIST) đã bắt đầu một quy trình thu hút, đánh giá và tiêu chuẩn hóa các thuật toán mật mã hạng nhẹ phù hợp để sử dụng trong các môi trường hạn chế. Tháng 8/2018, NIST đã đưa ra lời kêu gọi xem xét các thuật toán cho các tiêu chuẩn mật mã hạng nhẹ với mã hóa xác thực dữ liệu liên kết (AEAD - Authenticated Encryption with Associated Data) và các hàm băm tùy chọn. Họ đã nhận được 57 yêu cầu gửi lên để được xem xét tiêu chuẩn hóa. Vào ngày 07/02/2023, NIST đã thông báo về việc lựa chọn dòng ASCON để tiêu chuẩn hóa mật mã hạng nhẹ.
09:00 | 17/07/2023
Trong hai ngày 21-22/6/2023, Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (NIST) đã tổ chức Hội thảo công khai (ảo) về Mật mã hạng nhẹ lần thứ 6 để giải thích cụ thể hơn về quy trình lựa chọn và thảo luận các khía cạnh khác nhau của tiêu chuẩn mật mã hạng nhẹ.
10:00 | 14/04/2023
Sau 5 năm ban hành và triển khai, Nghị định số 53/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 58/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự đã cho thấy nhiều bất cập cần sửa đổi, bổ sung.