Trong sáu tháng đầu năm 2022, Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã đã thẩm định và trình Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ ký 106 Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ MMDS (gồm cấp mới, cấp bổ sung) và 243 Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm MMDS.
Tính đến hết tháng 6/2022, Cục đã tiếp nhận và xử lý 694 hồ sơ đề nghị cấp phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ MMDS và 1.237 hồ sơ đề nghị cấp phép xuất, nhập khẩu sản phẩm MMDS; nâng tổng số doanh nghiệp hiện tại đã được cấp phép lên tới 200 doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Cục đã triển khai các hoạt động đánh giá sự phù hợp sản phẩm mật mã dân sự; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm mật mã dân sự; cung cấp dịch vụ công mức độ 3 đối với 100% thủ tục hành chính về MMDS trên cổng dịch vụ công trực tuyến, đáp ứng mục tiêu của Ban Cơ yếu Chính phủ về chuyển đổi số và cải cách thủ tục hành chính.
Song song với việc xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với sản phẩm MMDS, trong năm 2022, Cục đã triển khai đánh giá, cấp chứng nhận hợp quy sản phẩm MMDS; thực hiện giám định sản phẩm MMDS theo yêu cầu của cơ quan hải quan và các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan; thực hiện kiểm định chất lượng đối với các sản phẩm MMDS mà tổ chức, cá nhân nghiên cứu, phát triển; đầu tư nâng cấp phòng thử nghiệm và đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, chuyên gia làm công tác kiểm định, giám định sản phẩm MMDS.
Hương Mai
08:00 | 28/04/2022
10:00 | 29/07/2022
17:00 | 29/10/2021
14:00 | 04/03/2021
09:00 | 19/07/2023
14:00 | 27/12/2024
Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mật mã dân sự là hành lang kỹ thuật, đóng vai trò quan trọng định hình sự tồn tại, phát triển của sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự. Đồng thời, cũng là những công cụ pháp lý rất quan trọng được sử dụng phổ biến trong hoạt động quản lý nhằm hướng tới các tiêu chí đảm bảo chất lượng sản phẩm mật mã, đảm bảo an toàn thông tin góp phần bảo vệ an ninh quốc gia. Danh mục này quy định tiêu chuẩn bắt buộc về kỹ thuật mật mã áp dụng cho mô-đun an toàn phần cứng (Hardware Security Module - HSM) trong hoạt động định danh và xác thực điện tử.
14:00 | 22/07/2024
Công tác quản lý mật mã dân sự (MMDS) được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ban Cơ yếu Chính phủ, với mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về MMDS được đặt lên hàng đầu, trong đó Ban đã tiến hành các giải pháp đồng bộ và hiệu quả như tiếp tục triển khai thực hiện quản lý nhà nước về MMDS theo quy định của Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 và triển khai các Nghị định của Chính phủ.
15:00 | 28/05/2024
FIPS-140-3 là một tiêu chuẩn của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (NIST) đưa ra các yêu cầu bảo mật toàn diện cho các mô-đun mật mã, nhằm đảm bảo tính mạnh mẽ và đáng tin cậy của chúng. Tiêu chuẩn này yêu cầu cho quá trình phát triển các mô-đun mật mã từ giai đoạn thiết kế đến kiểm thử và triển khai để bảo vệ dữ liệu nhạy cảm trong nhiều ứng dụng khác nhau. Bài báo sẽ nghiên cứu, phân tích tác động của FIPS-140-3, khám phá các vấn đề bảo mật chính và cung cấp góc nhìn về cách tiêu chuẩn này định hình quá trình phát triển mô-đun mật mã trong bối cảnh công nghệ phát triển hiện nay.
15:00 | 04/10/2023
Xác thực thực thể ẩn danh là một kiểu xác thực thực thể đặc biệt. Trong một cơ chế xác thực thực thể ẩn danh, với một thông báo được tạo ra trong giao thức xác thực, một thực thể trái phép không thể khám phá ra định danh của thực thể đang được xác thực (bên được xác thực). Cùng lúc đó, một bên xác thực được ủy quyền có thể không được phép biết định danh của thực thể đang được xác thực. Trong nội dung bài viết trước đã giới thiệu tổng quan về Xác thực thực thể ẩn danh tại TCVN 13178-1. Bài viết này sẽ tiếp tục giới thiệu tới độc giả các cơ chế xác thực thực thể ẩn danh dựa trên chữ ký sử dụng khóa công khai nhóm được quy định tại TCVN 13178-2.