Tham dự buổi tọa đàm sẽ là đồng chí Đại tá, TS. Hồ Văn Hương, Cục trưởng Cục Quản lý mật mã dân sự và kiểm định sản phẩm mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ.
Trước nhu cầu về bảo mật an toàn thông tin trong hệ thống các cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân ngày càng gia tăng, hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự tăng lên nhanh chóng với quy mô rộng trên phạm vi cả nước. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu, ứng dụng, sử dụng sản phẩm mật mã dân sự cần phải tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật về điều kiện về kinh doanh, xuất nhập khẩu và sử dụng mật mã dân sự và đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mật mã dân sự.
Bên cạnh công tác quản lý chủ thể doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mật mã dân sự, công tác quản lý mật mã dân sự phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm và quản lý việc sử dụng sản phẩm mật mã dân sự. Đặc biệt là việc sử dụng sản phẩm mật mã dân sự trong các hệ thống thông tin để triển khai Chính phủ điện tử theo yêu cầu tại Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025.
Dự kiến Tọa đàm “Đổi mới trong công tác quản lý nhà nước về mật mã dân sự” sẽ tập trung đi sâu vào việc phân tích các kết quả đạt được trong thời gian qua; các thách thức trong việc quản lý hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự; từ đó làm rõ hướng đi trong công tác quản lý mật mã dân sự.
Toạ đàm sẽ được tường thuật trực tiếp vào 9:00 ngày 27/7 trên Tạp chí điện tử và livestream trên fanpage của Tạp chí. Quý độc giả quan tâm vui lòng gửi câu hỏi tại đây.
Mai Hương
09:00 | 19/05/2022
15:00 | 26/07/2022
08:00 | 28/04/2022
13:00 | 24/03/2022
10:00 | 29/07/2022
08:00 | 02/01/2025
Ngày nay, bảo mật dữ liệu là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu, các nhà nghiên cứu đang không ngừng khám phá những con đường độc đáo để bảo vệ thông tin nhạy cảm. Trong đó phải kể đến mật mã DNA, đây là một lĩnh vực tiên tiến khai thác các đặc tính độc đáo của phân tử DNA cho mục đích mã hóa và giải mã. DNA cung cấp một cách tiếp cận mới về bảo mật thông tin với mật độ lưu trữ thông tin đáng kinh ngạc và tuổi thọ tiềm năng. Mã hóa DNA tận dụng các đặc tính vốn có của axit deoxyribonucleic (DNA), phân tử mang thông tin di truyền trong sinh vật sống để bảo mật và bảo vệ dữ liệu. Bài viết sẽ trình bày về mật mã DNA và xu hướng phát triển của mật mã này trong tương lai.
08:00 | 17/04/2024
Các nhà nghiên cứu tại tổ chức bảo mật phi lợi nhuận Shadowserver Foundation (California) cho biết hàng nghìn thiết bị Ivanti VPN kết nối với Internet có khả năng bị ảnh hưởng bởi một lỗ hổng thực thi mã từ xa.
09:00 | 08/12/2023
Ngày 29/11, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 96 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đặc tính kỹ thuật mật mã sử dụng trong các sản phẩm mật mã dân sự thuộc nhóm sản phẩm bảo mật dữ liệu lưu giữ phục vụ bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước (QCVN 15:2023/BQP). Cục Quản lý Mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) là cơ quan tiếp nhận công bố hợp quy, kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm mật mã dân sự.
11:00 | 29/07/2023
Ngày 24/5/2023, trang web của Viện Khoa học Weizmann (Weizmann Institute of Science) đăng tải bài báo “Polynomial - Time Pseudodeterministic Construction of Primes” [1] của Lijie Chen và các cộng sự. Đây là một thuật toán mới, tập hợp các ưu điểm của tính ngẫu nhiên và quy trình tất định để xây dựng các số nguyên tố lớn một cách đáng tin cậy. Dưới đây là nội dung bài viết đã đăng tại Quanta Magazine [1].