Toàn cảnh Hội nghị tập huấn
Tham dự Hội nghị có đồng các đồng chí lãnh đạo Cục và đại diện hơn 40 tổ chức, doanh nghiệp. Hội nghị được tổ chức nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các tổ chức, doanh nghiệp về quản lý mật mã dân sự với nội dung: Các quy định của pháp luật về quản lý kinh doanh, xuất nhập khẩu, sử dụng sản phẩm MMDS. Công tác quản lý chất lượng, đánh giá sự phù hợp sản phẩm MMDS và phổ biến nội dung chi tiết về Thông tư số 23/2022/TT-BQP (QCVN 01:2022/BQP).
Theo đó, để triển khai thực hiện Luật An toàn thông tin mạng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 58/2016/NĐ-CP quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016) và Nghị định số 53/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 58/2016/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 16/4/2018).
Tại Hội nghị đại diện Cục QLMMDS&KĐSPMM đã phổ biến Thông tư số 23/2022/TT-BQP Ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đặc tính kỹ thuật mật mã sử dụng trong các sản phẩm mật mã dân sự thuộc nhóm sản phẩm bảo mật luồng IP sử dụng công nghệ IPsec và TLS”.
Phiên toạ đàm tại hội nghị, đại diện các tổ chức, doanh nghiệp đã đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến những vấn đề còn vướng mắc như: trình tự cấp phép trực tuyến; việc giảm lệ phí cấp phép; cách xác định mã HS, xác định sản phẩm loại trừ Danh mục sản phẩm MMDS; các yêu cầu, điều kiện nhằm đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm mật mã dân sự... Đại diện Cục QLMMDS&KĐSPMM đã giải đáp đầy đủ và thấu đáo các câu hỏi tại Hội nghị.
Kết luận Hội nghị, Lãnh đạo Cục QLMMDS&KĐSPMM đánh giá cao tinh thần hợp tác của các tổ chức, doanh nghiệp, nhằm thực hiện nghiêm túc và hiệu quả Luật An toàn thông tin mạng và các Nghị định 58, Nghị định 53 của Chính phủ, đồng thời các tổ chức, doanh nghiệp cần tiếp tục thực hiện tốt quy định của nhà nước về kinh doanh, sử dụng MMDS. Cục QLMMDS&KĐSPMM luôn sẵn sàng giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc và vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện, để các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động thuận lợi trong lĩnh vực này.
Hồng Vinh
08:00 | 28/04/2022
13:00 | 18/07/2022
07:00 | 22/07/2022
15:00 | 28/07/2022
10:00 | 25/05/2021
14:00 | 04/03/2021
14:00 | 11/09/2024
Ngày nay, các cuộc tấn công mạng ngày càng trở nên phức tạp và tinh vi hơn, các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng truyền thống đòi hỏi duy trì một lượng lớn dữ liệu về các dấu hiệu xâm nhập, các quy tắc và phải cập nhật thường xuyên khi có bất kỳ hình thức hoặc kỹ thuật tấn công mới nào xuất hiện. Tính tự động hóa trong việc này vẫn còn nhiều hạn chế. Trong bài báo này, nhóm tác giả sẽ trình bày một giải pháp sử dụng ưu điểm vượt trội của công nghệ học máy để dự đoán các truy cập bất thường cụ thể là các cuộc tấn công Dos/DDos, PortScan, Web Attack, Brute Force… từ đó đưa ra các cảnh báo kịp thời và chính xác.
09:00 | 08/03/2024
Chiều 07/3, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức Hội thảo xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) cho thuật toán mã khối ViEncrypt trong lĩnh vực mật mã dân sự. Đồng chí Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo còn có đại diện lãnh đạo các hệ Cơ yếu, các cơ quan, đơn vị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ, các chuyên gia, nguyên cán bộ cấp cao của Viện Khoa học Công nghệ mật mã, Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin..., Ban Cơ yếu Chính phủ.
14:00 | 26/02/2024
Khi dữ liệu được gửi từ nơi này đến nơi khác thì cần phải bảo vệ dữ liệu trong quá trình đang được gửi. Tương tự như vậy, khi dữ liệu được lưu trữ trong một môi trường mà các bên không được phép cập thì cần thiết phải có các biện pháp bảo vệ dữ liệu đó. Bài báo sẽ giới thiệu tóm tắt nội dung tiêu chuẩn ISO/IEC 19772:2020 về an toàn thông tin – mã hóa có sử dụng xác thực. Xác định các cách thức xử lý một chuỗi dữ liệu theo các mục tiêu an toàn bao gồm 5 cơ chế mã hóa có sử dụng xác thực.
11:00 | 29/07/2023
Ngày 24/5/2023, trang web của Viện Khoa học Weizmann (Weizmann Institute of Science) đăng tải bài báo “Polynomial - Time Pseudodeterministic Construction of Primes” [1] của Lijie Chen và các cộng sự. Đây là một thuật toán mới, tập hợp các ưu điểm của tính ngẫu nhiên và quy trình tất định để xây dựng các số nguyên tố lớn một cách đáng tin cậy. Dưới đây là nội dung bài viết đã đăng tại Quanta Magazine [1].