Hội nghị xu hướng mật mã CTCrypt là một Hội nghị quốc tế được tổ chức thường niên hằng năm bởi các cơ quan mật mã hàng đầu của Liên Bang Nga như: Trung tâm công nghệ quốc gia về mật mã, Học viện mật mã/FSB, Viện toán Steklova, Ủy ban kỹ thuật tiêu chuẩn mật mã cho An toàn thông tin. Năm nay là lần thứ 13 Hội nghị được tổ chức với chủ đề tập trung vào các hướng chuyên sâu như nghiên cứu các thuật toán và giao thức mã hóa, các khía cạnh toán học của mật mã, điện toán lượng tử, mật mã hậu lượng tử, mật mã trong IoT,… cùng nhiều lĩnh vực mật mã nổi bật và đang được quan tâm khác.
Đoàn công tác của Viện Khoa học - Công nghệ mật mã tham dự Hội nghị năm nay có 02 đồng chí: TS. Nguyễn Bùi Cương, Phân viện trưởng Phân viện Khoa học mật mã và TS. Nguyễn Văn Long, Phó Phân viện trưởng Phân viện Khoa học mật mã.
Trong phiên “Mật mã đối xứng” diễn ra vào ngày 04/6/2024, TS. Nguyễn Văn Long đã trình bày báo cáo với chủ đề “ViEncrypt: a new block cipher for the Post-Quantum Cryptography Transition”. Đây là một đề xuất mã khối có tên là ViEncrypt cho dịch chuyển lượng tử trong mật mã dân sự của Việt Nam. Với nhiều thông tin đặc tả cũng như phân tích chiến lược của mã khối này đạt được độ an toàn chứng minh được cả theo lý thuyết cũng như thực tế; cùng một số kết quả thám mã đối với ViEncrypt và thực nghiệm về cài đặt được giới thiệu đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các chuyên gia và nhà nghiên cứu tham dự Hội nghị.
Thông qua Hội nghị đã góp phần đẩy mạnh công bố và công khai rộng rãi các nghiên cứu về thuật toán mã khối dân sự Việt Nam (gọi tắt là MKV) của Ban Cơ yếu Chính phủ, khẳng định hơn nữa tiềm năng và năng lực nghiên cứu của Việt Nam trong lĩnh vực mật mã, hướng tới mục tiêu thiết kế, chế tạo các sản phẩm bảo mật, an toàn thông tin phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số trong nước. Đồng thời mở ra nhiều triển vọng hợp tác và phát triển, đóng góp vào sự tiến bộ chung của ngành mật mã trong nước cũng như quốc tế.
Dưới đây là một số hình ảnh của Đoàn công tác tham dự tại Hội nghị:
TS. Nguyễn Văn Long trình bày báo cáo tại Hội nghị
Đồng chí Formin đưa ra câu hỏi trao đổi sau khi lắng nghe báo cáo của TS. Nguyễn Văn Long
Hai cán bộ của Ban Cơ yếu Chính phủ lắng nghe báo cáo tại Hội nghị
Quốc Trường
13:00 | 05/07/2024
10:00 | 19/07/2024
13:00 | 25/12/2024
08:00 | 30/06/2024
08:00 | 16/07/2024
15:00 | 10/01/2025
18:00 | 10/07/2024
07:00 | 29/06/2024
14:00 | 28/02/2025
18:00 | 05/07/2024
10:00 | 28/06/2024
13:00 | 18/11/2024
Sau khi xâm nhập thành công vào hệ thống mạng của tổ chức, một trong những kỹ thuật phổ biến nhất mà các tin tặc thực hiện là di chuyển ngang hàng, truy cập vào dữ liệu nhạy cảm hơn và các hệ thống quan trọng. Zero Trust có thể hạn chế điều này bằng cách sử dụng các biện pháp phân đoạn mạng, cô lập và kiểm soát quyền truy cập một cách logic và vật lý thông qua các hạn chế chính sách chi tiết. Bài viết này trình bày tài liệu hướng dẫn mới về Zero Trust để bảo vệ không gian mạng của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA)
15:00 | 15/07/2024
Bài viết này giới thiệu tóm tắt nội dung tiêu chuẩn ISO/IEC 23264- 1:2021. Chi tiết về các thuộc tính của cơ chế mật mã để biên tập lại dữ liệu xác thực. Đặc biệt, nó xác định các quá trình liên quan đến các cơ chế đó, các bên tham gia và các thuộc tính mật mã.
09:00 | 12/07/2024
Trước nhu cầu về bảo mật an toàn thông tin trong hệ thống các cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân ngày càng gia tăng, hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự cũng tăng lên nhanh chóng với quy mô rộng trên phạm vi cả nước. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về sự thay đổi của hành lang pháp lý phải phù hợp với bối cảnh thực tế.
14:00 | 26/02/2024
Khi dữ liệu được gửi từ nơi này đến nơi khác thì cần phải bảo vệ dữ liệu trong quá trình đang được gửi. Tương tự như vậy, khi dữ liệu được lưu trữ trong một môi trường mà các bên không được phép cập thì cần thiết phải có các biện pháp bảo vệ dữ liệu đó. Bài báo sẽ giới thiệu tóm tắt nội dung tiêu chuẩn ISO/IEC 19772:2020 về an toàn thông tin – mã hóa có sử dụng xác thực. Xác định các cách thức xử lý một chuỗi dữ liệu theo các mục tiêu an toàn bao gồm 5 cơ chế mã hóa có sử dụng xác thực.