Sự thay đổi chính sách này đã có hiệu lực từ ngày 2/6/2021, tuy nhiên, người dùng TikTok cư trú tại khu vực kinh tế châu Âu (EEA), Vương quốc Anh, Thụy Sĩ và các khu vực địa lý khác (ngoại trừ Ấn Độ), nơi dịch vụ hoạt động được miễn các thay đổi này.
"Chúng tôi có thể thu thập số nhận dạng sinh trắc học và thông tin sinh trắc học theo quy định của luật pháp Mỹ, chẳng hạn như dấu vân tay và giọng nói từ nội dung mà người dùng đăng tải. Khi luật pháp yêu cầu, chúng tôi sẽ tìm kiếm bất kỳ thông tin nào cần thiết của người dùng mà chúng tôi thu thập được trong kho dữ liệu của Tiktok", ByteDance - công ty sở hữu Tiktok cho biết trong một phần mới được giới thiệu có tên "Thông tin hình ảnh và âm thanh".
Chính sách bảo mật của công ty cũng lưu ý rằng họ có thể thu thập thông tin về "bản chất của âm thanh và văn bản được đề cập trong nội dung người dùng đăng tải lên Tiktok" để bật các hiệu ứng video đặc biệt, kiểm duyệt nội dung, phân loại nhân khẩu, đề xuất quảng cáo hoặc để phục vụ cho các hoạt động phi nhận dạng cá nhân khác".
Việc không xác định rõ ràng bản chất chính xác của sinh trắc học được thu thập và không đưa ra lý do thuyết phục tại sao việc thu thập dữ liệu này là cần thiết ngay từ đầu đã giúp TikTok có thể tích lũy dữ liệu nhạy cảm đó mà không cần có sự đồng ý của người dùng.
Do chỉ một số tiểu bang ở Mỹ như California, Illinois, New York, Texas và Washington có luật hạn chế các công ty thu thập dữ liệu nên động thái này có thể hiểu là TikTok không cần phải xin phép người dùng của mình ở những nơi khác.
Các sửa đổi đối với chính sách bảo mật diễn ra vài tháng sau khi TikTok đồng ý trả 92 triệu USD để giải quyết một vụ kiện tập thể cáo buộc ứng dụng đã vi phạm Đạo luật về quyền riêng tư thông tin sinh trắc học (BIPA) của Illinois. Trước đó, Tiktok đã bị cáo buộc bí mật thu thập thông của trẻ vị thành niên mà không được sự cho phép của phụ huynh ở Mỹ, sau đó bán thông tin cho các nhà quảng cáo, vi phạm luật liên bang và tiểu bang.
Nguyễn Chân
09:00 | 23/08/2021
09:00 | 30/06/2022
09:00 | 02/02/2022
17:00 | 29/04/2021
14:00 | 19/05/2023
10:00 | 03/03/2022
10:00 | 07/07/2022
14:00 | 04/03/2021
07:00 | 06/03/2023
09:00 | 09/03/2023
13:00 | 04/02/2021
13:00 | 06/01/2025
Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng hiện nay, việc bảo vệ ứng dụng web và dịch vụ mạng trước các mối đe dọa đang trở nên ngày càng quan trọng. Một trong những mối đe dọa phổ biến nhất mà các nhà phát triển và quản trị viên hệ thống phải đối mặt là kỹ thuật tấn công từ chối dịch vụ biểu thức chính quy (Regular Expression Denial of Service - ReDoS). ReDoS là một loại tấn công mạng có thể làm cho các ứng dụng web và dịch vụ mạng trở nên không khả dụng hoặc rất chậm bằng cách tận dụng các biểu thức chính quy phức tạp. Bài viết sẽ giới thiệu tới độc giả kỹ thuật ReDoS, đưa ra giải pháp phát hiện và ngăn chặn trên các ứng dụng Web và dịch vụ mạng.
08:00 | 02/01/2025
Mới đây, hãng bảo mật McAfee đã phát hiện một ứng dụng độc hại có chứa mã gián điệp trên Amazon Appstore. Theo thông tin được công bố, ứng dụng độc hại dùng để tính chỉ số khối cơ thể (BMI) nhưng lại được cài cắm phần mềm gián điệp, có khả năng ghi lại màn hình và truy cập danh sách các ứng dụng của người dùng.
10:00 | 26/11/2024
Các tài liệu được công bố trong cuộc chiến pháp lý đang diễn ra giữa WhatsApp của Meta và NSO Group đã tiết lộ rằng, nhà cung cấp phần mềm gián điệp của Israel đã sử dụng nhiều lỗ hổng nhắm vào ứng dụng nhắn tin để phân phối phần mềm gián điệp Pegasus.
10:00 | 20/11/2024
Cảnh sát Hàn Quốc đã bắt giữ 215 người bị nghi đánh cắp 320 tỷ won (228,4 triệu USD) trong vụ lừa đảo đầu tư tiền kỹ thuật số lớn nhất tại nước này.
Trong thời đại kỹ thuật số, dữ liệu và thông tin cá nhân được xem như nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng, đó là lý do tin tặc luôn tìm cách đánh cắp dữ liệu người dùng. Theo một báo cáo của công ty an ninh mạng CloudSEK (Ấn Độ), tin tặc đã đánh cắp lượng dữ liệu người dùng khổng lồ trong năm 2024.
12:00 | 14/01/2025