Công ty giải thích trên bảng điều khiển của Windows: “Các thiết bị Windows có thể gặp phải lỗi kết nối VPN sau khi cài đặt bản cập nhật bảo mật tháng 4/2024 hoặc bản cập nhật xem trước không bảo mật tháng 4/2024”.
Danh sách các phiên bản Windows bị ảnh hưởng bao gồm Windows 11, Windows 10 và Windows Server 2008 trở lên.
Mặc dù, Microsoft không cung cấp nguyên nhân gây ra lỗi này, nhưng họ khuyên người dùng nên sử dụng ứng dụng Windows Get Help và các khách hàng doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp lớn hãy liên hệ qua cổng "Hỗ trợ dành cho doanh nghiệp" chuyên dụng nếu cần hỗ trợ.
Hai tuần sau khi thừa nhận sự cố này, Microsoft đã khắc phục sự cố trong các bản cập nhật của Windows được phát hành trong Bản vá Patch Tuesday tháng 5/2024.
Danh sách đầy đủ các phiên bản Windows bị ảnh hưởng và các bản cập nhật tích lũy khắc phục lỗi VPN bao gồm:
Máy khách: Windows 11 22H2/23H2 (KB5037771), Windows 11 21H2 (KB5037770) và Windows 10 (KB5037768).
Máy chủ: Windows Server 2022 (KB5037782), Windows Server 2019 (KB5037765), Windows Server 2016 (KB5037763), Windows Server 2012 R2 (KB5037823), Windows Server 2012 (KB5037778), Windows Server 2008 R2 (KB5037780), Windows Server 2008 SP2 (KB5037800).
Người dùng không thể cài đặt ngay bản cập nhật bản vá Patch Tuesday của tháng này có thể gỡ cài đặt các bản cập nhật bảo mật để tạm thời giải quyết các sự cố VPN.
"Để xóa LCU sau khi cài đặt gói SSU và LCU kết hợp, hãy sử dụng tùy chọn dòng lệnh DISM/Remove-Package. Bạn có thể tìm thấy tên gói bằng cách sử dụng lệnh này: DISM /online/get- packages," Microsoft nói.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là tất cả các bản vá đều trong một bản cập nhật duy nhất. Do đó, việc xóa các bản cập nhật tích lũy sẽ loại bỏ tất cả các bản sửa lỗi cho các lỗ hổng bảo mật đã vá ngoài việc giải quyết các sự cố VPN.
Một năm trước, Microsoft đã điều tra các vấn đề về tốc độ VPN L2TP/IPsec qua kết nối Wi-Fi trên hệ thống Windows 11 sau khi cài đặt các bản cập nhật không liên quan đến bảo mật tháng 4/2023.
Vào giữa tháng 1/2022, công ty cũng đã phát hành các bản cập nhật khẩn cấp ngoài băng tần để giải quyết các sự cố L2TP VPN khi kết nối qua máy khách Windows VPN sau khi cài đặt bản cập nhật Patch Tuesday tháng 1/2022.
Quốc An
08:00 | 08/05/2024
10:00 | 26/04/2024
09:00 | 02/08/2024
14:00 | 10/05/2024
11:00 | 05/12/2024
Hãng viễn thông Hoa Kỳ T-Mobile đã xác nhận rằng công ty cũng nằm trong số các công ty bị các tác nhân đe dọa từ Trung Quốc nhắm tới để truy cập vào thông tin có giá trị.
10:00 | 20/11/2024
Cảnh sát Hàn Quốc đã bắt giữ 215 người bị nghi đánh cắp 320 tỷ won (228,4 triệu USD) trong vụ lừa đảo đầu tư tiền kỹ thuật số lớn nhất tại nước này.
09:00 | 11/10/2024
Một chuỗi các lỗ hổng bảo mật mới đã được phát hiện trong hệ thống in CUPS (Common Unix Printing System) Linux, có thể cho phép các tin tặc thực hiện chèn lệnh từ xa trong một số điều kiện nhất định.
21:00 | 29/08/2024
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) mới đây đã đưa ra thông báo về sự cố gián đoạn cơ sở hạ tầng trực tuyến liên quan đến một nhóm tin tặc mã độc tống tiền mới nổi có tên là Dispossessor. Trong một nỗ lực nhằm giảm thiểu rủi ro do nhóm tội phạm này gây ra, FBI đã thu giữ 03 máy chủ tại Mỹ, 03 máy chủ tại Anh, 18 máy chủ tại Đức, 08 tên miền tại Mỹ và 01 tên miền tại Đức.
Các nhà nghiên cứu của công ty bảo mật đám mây Aqua Nautilus (Mỹ) cho biết một tác nhân đe dọa có tên là Matrix đã được liên kết với một chiến dịch từ chối dịch vụ phân tán (DoD) trên diện rộng, lợi dụng các lỗ hổng và cấu hình lỗi trong các thiết bị Internet vạn vật (IoT) để biến chúng thành một mạng lưới botnet tinh vi.
10:00 | 12/12/2024