Theo thống kê của Counterpoint Research (tập đoàn phân tích công nghiệp toàn cầu có trụ sở chính tại HongKong), UNISOC là công ty bán dẫn có trụ sở chính tại Thượng Hải (Trung Quốc). Hiện UNISOC đang là nhà sản xuất bộ vi xử lý di động (SoC) lớn thứ tư thế giới sau Mediatek, Qualcomm và Apple, chiếm 10% tổng lượng SoC xuất xưởng trong quý 3 năm 2021.
Hình 1. Thống kê của Counterpoint Research trong quý 3/2021
Các chuyên gia bảo mật của CheckPoint phát hiện ra lỗ hổng bảo mật nói trên nhờ việc nghiên cứu, dịch ngược tệp SC9600_sharkl5pro_pubcp_modem[.]dat
(thuộc bản cập nhật Android tháng 1/2022 (RTAS31.68.29) của điện thoại Motorola G20 (XT2128-2) sử dụng chip UNISOC T700) có chứa đoạn mã liên quan đến modem firmware của chip UNISOC. Từ đó có thể viết mã khai thác tràn bộ đệm trong thành phần xử lý thông báo tầng NAS thuộc Firmware modem, dẫn đến làm gián đoạn liên lạc của điện thoại thông minh có sử dụng bộ vi xử lý này.
Hình 2. Hearder của tệp firmware modem
Ngay sau khi được các chuyên gia công bố, lỗ hổng trên đã được cung cấp bản vá, được gán mã nhận dạng CVE-2022-20210 với chỉ số xếp hạng 9,4/10 về mức độ nghiêm trọng trên hệ thống chấm điểm lỗ hổng CVSS. Với mức độ nghiêm trọng như vậy, nếu khai thác thành công lỗ hổng bảo mật trên, tin tặc có thể tấn công và vô hiệu hóa thông tin liên lạc của máy điện thoại thông minh ở bất kỳ thời điểm nào.
Các chuyên gia khuyến cáo, để giảm thiểu rủi ro người dùng nên cập nhật thiết bị Android lên phiên bản mới nhất. Bản vá này sẽ được Google cập nhật trong tháng 6/2022.
Nam Trần
11:00 | 19/04/2023
10:00 | 15/02/2023
10:00 | 08/04/2022
08:00 | 28/04/2022
13:00 | 25/10/2022
15:00 | 28/11/2022
14:00 | 04/07/2022
15:00 | 30/03/2022
10:00 | 31/05/2023
Vừa qua, các nhà nghiên cứu bảo mật từ Tencent Labs và Đại học Chiết Giang (Trung Quốc) đã phát hiện ra trong một số trường hợp tin tặc có thể vượt qua bước xác thực bảo mật vân tay để xâm nhập điện thoại thông minh, bằng cách sử dụng phương pháp tấn công Brute Force để phá vỡ dấu vân tay, nhằm bỏ qua phần xác thực người dùng và chiếm quyền kiểm soát thiết bị.
07:00 | 03/04/2023
Một phần mềm độc hại đánh cắp thông tin mới có tên là “MacStealer” đang nhắm mục tiêu vào hệ điều hành macOS của Apple, để thực hiện đánh cắp thông tin đăng nhập của người dùng được lưu trữ trong iCloud KeyChain và trình duyệt web, ví tiền điện tử và các tệp có khả năng nhạy cảm.
08:00 | 22/03/2023
GoBruteforcer là một chủng mã độc mới phát triển gần đây dựa trên ngôn ngữ lập trình Golang và được các tin tặc sử dụng để lây nhiễm vào mạng botnet trên các máy chủ chạy một số dịch vụ như phpMyAdmin, MySQL, FTP và Postgres.
21:00 | 12/12/2022
Nhóm tin tặc UNC4191 (có liên quan đến Trung Quốc) bị phát hiện sử dụng mã độc tự sao chép trên các ổ USB để lây nhiễm các mục tiêu. Theo báo cáo từ Mandiant - thuộc sở hữu của Google thì kỹ thuật này cho phép tin tặc đánh cắp dữ liệu từ các hệ thống air-gapped.
Các nhà nghiên cứu tại công ty công nghệ điện toán đám mây Akamai (Mỹ) cho biết vừa phát hiện một mạng botnet mới có tên là “Dark Frost” đang thực hiện các chiến dịch tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) nhằm vào ngành công nghiệp trò chơi.
09:00 | 08/06/2023