Cụ thể, lỗ hổng này đã được Hikvision giải quyết thông qua bản cập nhật bản vá từ tháng 9/2021. Tuy nhiên, theo báo cáo chính thức do CYFIRMA công bố, hàng chục nghìn hệ thống được sử dụng bởi 2.300 tổ chức trên 100 quốc gia vẫn chưa áp dụng bản cập nhật mới này. Hiện lỗ hổng CVE-2021-36260 đã có hai bộ khai thác công khai trên Internet, lần đầu tiên vào tháng 10/2021 và lần thứ hai vào tháng 2/2022.
Trên nhiều diễn đàn hacker, những thiết bị Hikvision chưa vá trở thành mặt hàng được giới tội phạm mạng chia sẻ, rao bán, nhằm tạo các mạng máy tính ma. Vào tháng 12/2021, tin tặc đã tạo một mạng botnet có tên Moobot sử dụng các thiết bị tồn tại lỗ hổng trên để thực hiện hành vi tấn công từ chối dịch vụ phân tán. Tháng 1 năm nay, tổ chức bảo mật CISA (Mỹ) cảnh báo, lỗ hổng CVE-2021-36260 nằm trong các lỗ hổng bị khai thác nhiều nhất sau khi công bố.
Trong một mẫu phân tích gồm 285.000 máy chủ web Hikvision sử dụng Internet, đã phát hiện khoảng 80.000 thiết bị dễ bị khai thác, hầu hết ở Trung Quốc, Hoa Kỳ, Việt Nam, Anh, Ukraine, Thái Lan, Nam Phi, Pháp, Hà Lan và Romania.
Ngoài việc chưa cập nhật bản vá, thiết bị camera Hikvision còn phát hiện đặt mật khẩu yếu. Trên một diễn đàn mua bán thông tin, hacker đã chia sẻ thông tin đăng nhập để xem trực tiếp hình ảnh từ 29 thiết bị camera Hikvision. Trong đó, nhiều thiết bị vẫn để tên đăng nhập là "admin" với mật khẩu "12345abc".
Theo các chuyên gia bảo mật, người dùng cần cập nhật phần mềm bản mới nhất, đặt mật khẩu mạnh và nên sử dụng một mạng riêng cho camera.
M.H
14:00 | 27/09/2021
07:00 | 24/04/2023
13:00 | 07/02/2023
13:00 | 29/06/2023
08:00 | 29/06/2022
08:00 | 10/02/2023
10:00 | 21/02/2023
08:00 | 13/06/2022
12:00 | 14/01/2025
Hiệp hội thời tiết Nhật Bản (JWA) ngày 09/1 thông báo, tổ chức này đã bị tấn công mạng và tạm thời khiến website thông tin mà tổ chức này vận hành không thể truy cập được.
07:00 | 02/12/2024
Theo cảnh báo của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, các thủ đoạn lừa đảo tài chính trực tuyến đang gia tăng tại Việt Nam, nhất là chiêu trò giả mạo tổ chức tài chính để mời chào người dân vay tiền, từ đó chiếm đoạt thông tin và tài sản.
08:00 | 15/11/2024
Hơn 30 lỗ hổng bảo mật đã được tiết lộ trong nhiều mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (ML) nguồn mở khác nhau. Đáng lưu ý, một số trong đó có thể dẫn đến thực thi mã từ xa và đánh cắp thông tin.
15:00 | 20/09/2024
Nhóm tin tặc tấn công có chủ đích liên quan đến Trung Quốc, được biết đến với tên gọi Mustang Panda, đã bị phát hiện sử dụng phần mềm Visual Studio Code như một phần của hoạt động gián điệp nhắm vào các chính phủ ở khu vực Đông Nam Á.
Trong thời đại kỹ thuật số, dữ liệu và thông tin cá nhân được xem như nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng, đó là lý do tin tặc luôn tìm cách đánh cắp dữ liệu người dùng. Theo một báo cáo của công ty an ninh mạng CloudSEK (Ấn Độ), tin tặc đã đánh cắp lượng dữ liệu người dùng khổng lồ trong năm 2024.
12:00 | 14/01/2025