Công ty giải thích trên bảng điều khiển của Windows: “Các thiết bị Windows có thể gặp phải lỗi kết nối VPN sau khi cài đặt bản cập nhật bảo mật tháng 4/2024 hoặc bản cập nhật xem trước không bảo mật tháng 4/2024”.
Danh sách các phiên bản Windows bị ảnh hưởng bao gồm Windows 11, Windows 10 và Windows Server 2008 trở lên.
Mặc dù, Microsoft không cung cấp nguyên nhân gây ra lỗi này, nhưng họ khuyên người dùng nên sử dụng ứng dụng Windows Get Help và các khách hàng doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp lớn hãy liên hệ qua cổng "Hỗ trợ dành cho doanh nghiệp" chuyên dụng nếu cần hỗ trợ.
Hai tuần sau khi thừa nhận sự cố này, Microsoft đã khắc phục sự cố trong các bản cập nhật của Windows được phát hành trong Bản vá Patch Tuesday tháng 5/2024.
Danh sách đầy đủ các phiên bản Windows bị ảnh hưởng và các bản cập nhật tích lũy khắc phục lỗi VPN bao gồm:
Máy khách: Windows 11 22H2/23H2 (KB5037771), Windows 11 21H2 (KB5037770) và Windows 10 (KB5037768).
Máy chủ: Windows Server 2022 (KB5037782), Windows Server 2019 (KB5037765), Windows Server 2016 (KB5037763), Windows Server 2012 R2 (KB5037823), Windows Server 2012 (KB5037778), Windows Server 2008 R2 (KB5037780), Windows Server 2008 SP2 (KB5037800).
Người dùng không thể cài đặt ngay bản cập nhật bản vá Patch Tuesday của tháng này có thể gỡ cài đặt các bản cập nhật bảo mật để tạm thời giải quyết các sự cố VPN.
"Để xóa LCU sau khi cài đặt gói SSU và LCU kết hợp, hãy sử dụng tùy chọn dòng lệnh DISM/Remove-Package. Bạn có thể tìm thấy tên gói bằng cách sử dụng lệnh này: DISM /online/get- packages," Microsoft nói.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là tất cả các bản vá đều trong một bản cập nhật duy nhất. Do đó, việc xóa các bản cập nhật tích lũy sẽ loại bỏ tất cả các bản sửa lỗi cho các lỗ hổng bảo mật đã vá ngoài việc giải quyết các sự cố VPN.
Một năm trước, Microsoft đã điều tra các vấn đề về tốc độ VPN L2TP/IPsec qua kết nối Wi-Fi trên hệ thống Windows 11 sau khi cài đặt các bản cập nhật không liên quan đến bảo mật tháng 4/2023.
Vào giữa tháng 1/2022, công ty cũng đã phát hành các bản cập nhật khẩn cấp ngoài băng tần để giải quyết các sự cố L2TP VPN khi kết nối qua máy khách Windows VPN sau khi cài đặt bản cập nhật Patch Tuesday tháng 1/2022.
Quốc An
08:00 | 08/05/2024
10:00 | 26/04/2024
09:00 | 02/08/2024
14:00 | 10/05/2024
16:00 | 18/12/2024
Các nhà nghiên cứu của hãng bảo mật Cleafy (Ý) đã đưa ra cảnh báo về một loại phần mềm độc hại ngân hàng Android mới có tên là DroidBot, hiện đang nhắm mục tiêu để đánh cắp thông tin đăng nhập của hơn 77 sàn giao dịch tiền điện tử và ứng dụng ngân hàng tại Vương quốc Anh, Ý, Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
07:00 | 02/12/2024
Theo cảnh báo của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, các thủ đoạn lừa đảo tài chính trực tuyến đang gia tăng tại Việt Nam, nhất là chiêu trò giả mạo tổ chức tài chính để mời chào người dân vay tiền, từ đó chiếm đoạt thông tin và tài sản.
16:00 | 27/09/2024
Một chiến dịch quốc tế phối hợp giữa các cơ quan thực thi pháp luật đã thành công trong việc triệt phá một mạng lưới tội phạm tinh vi chuyên mở khóa điện thoại di động bị mất hoặc đánh cắp. Mạng lưới này đã sử dụng nền tảng lừa đảo tự động iServer để đánh cắp thông tin đăng nhập của hàng trăm nghìn nạn nhân trên toàn thế giới.
07:00 | 27/09/2024
Tổng cộng 6 triệu mã số định danh người nộp thuế Indonesia đã bị rò rỉ và rao bán công khai với giá 10.000 USD. Ngoài mã số định danh người nộp thuế, dữ liệu bị rò rỉ bao gồm mã số định danh quốc gia, email, địa chỉ, số điện thoại và thông tin cá nhân khác.
Trong thời đại kỹ thuật số, dữ liệu và thông tin cá nhân được xem như nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng, đó là lý do tin tặc luôn tìm cách đánh cắp dữ liệu người dùng. Theo một báo cáo của công ty an ninh mạng CloudSEK (Ấn Độ), tin tặc đã đánh cắp lượng dữ liệu người dùng khổng lồ trong năm 2024.
12:00 | 14/01/2025