Cụ thể, Công ty bảo mật blockchain Verichains (Việt Nam) đã đưa ra cảnh báo về lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng định danh VSA-2022-100 trong thuật toán xử lý Merkle Tree. Qua đó cho phép tin tặc làm giả IAVL qua nhiều thư viện Tendermint Core và BNB Chain.
Thông qua lỗ hổng, tin tặc có thể đánh cắp tài sản trong các dự án sử dụng cơ chế đồng thuận Tendermint BFT và Cosmos-SDK. Đây là 2 nền tảng blockchain được sử dụng bởi nhiều dự án nổi tiếng như BNB Smart Chain (BSC), OKX Chain, Band Chain và Terra (đã sập).
Ông Nguyễn Lê Thành, nhà sáng lập Verichains cho biết, lỗ hổng được phát hiện khi công ty hỗ trợ Binance xử lý vụ tấn công cầu nối BNB Chain từ tháng 10/2022, với thiệt hại được ước tính lên tới gần 600 triệu USD.
Nhóm phát triển Tendermint và Cosmos đã nhận báo cáo và xác nhận lỗ hổng bảo mật. Tuy nhiên, bản vá không được phát hành cho Tendermint do thư viện IBC và Cosmos-SDK đã chuyển sang sử dụng xác minh chứng thư ICS-23 từ IAVL Merkle trước đó.
Do sự phổ biến của Tendermint và lượng tài sản đáng kể trong các dự án, chuyên gia bảo mật tham gia phân tích cuộc tấn công thông qua làm giả chứng thực IAVL cho rằng, nếu bị khai thác, lỗ hổng có thể dẫn đến mất mát tài chính đáng kể.
Ví dụ, cầu nối BNB Chain đã bị tấn công để phát hành trái phép 2 triệu BNB, tương đương khoảng 566 triệu USD do lỗ hổng trong xác minh Proof Range của IAVL trong mã code.
Theo nhà sáng lập Verichains, những dự án sử dụng bằng chứng đồng thuận IAVL trong thư viện Tendermint Core chưa được vá và có nguy cơ bị khai thác, dẫn đến mất mát tài sản đáng kể.
Verichains cho biết, đội ngũ BNB Chain đã được thông báo về lỗ hổng vào tháng 10/2022 và khắc phục trong ngày. Không còn đợt tấn công cũng như mất mát xảy ra sau đó.
Năm 2022, hàng loạt cầu nối blockchain bị tấn công sau khi tin tặc xác định và khai thác lỗ hổng. Nếu không được khắc phục, cấp độ nguy hiểm của những lỗ hổng này có thể dẫn đến các cuộc tấn công tiếp theo và gây thiệt hại về tài chính.
Theo ông Nguyễn Lê Thành, các thư viện như Tendermint Core được sử dụng bởi nhiều dự án blockchain khác nhau. Do đó, lỗ hổng bảo mật trong thư viện có thể ảnh hưởng lớn đến dự án.
Theo chính sách công bố lỗ hổng bảo mật, Verichains phát hành khuyến cáo cho người dùng sau 120 ngày. Công ty kêu gọi những dự án Web3 sử dụng thư viện xác minh chứng thực IAVL của Tendermint nâng cấp bảo mật để phòng tránh những sự cố đáng tiếc.
Theo ông Thành, lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng của các thư viện thường liên quan đến hiện thực giải thuật đồng thuận, mật mã và lỗi xử lý logic. Đội ngũ duy trì thư viện và quản lý dự án đều có trách nhiệm xử lý, phòng tránh rủi ro bảo mật. Với đội ngũ xây dựng và duy trì thư viện mở như Tendermint Core, cần có trách nhiệm đảm bảo cập nhật bản vá tức thời, cũng như thông báo các thay đổi cho cộng đồng. Động cơ của họ là tăng số lượng dự án sử dụng mã nguồn mở này nhờ những lợi ích như các tính năng đặc biệt và bảo mật.
Trong khi đó, các dự án như BNB Chain có động cơ tài chính để đảm bảo vận hành và mở rộng cơ sở người dùng, bằng cách duy trì sự tin tưởng vào tính bảo mật của nền tảng. Họ có trách nhiệm giữ an toàn cho quỹ của người dùng.
Không chỉ đội ngũ duy trì thư viện và dự án blockchain, người dùng cần nắm bắt, tuân thủ chính sách bảo mật của nền tảng.
Dù blockchain được xem là một trong những công nghệ bảo mật cao nhất hiện nay nhưng vẫn có khả năng xuất hiện lỗ hổng bảo mật trong hệ thống. Vì vậy, người dùng nên đảm bảo tuân thủ các quy tắc an toàn cơ bản, quan tâm đến độ bảo mật của nền tảng mà mình tham gia.
Các lỗ hổng bảo mật được xác định bởi đội ngũ Verichains trong quá trình nghiên cứu và kiểm thử thường được đăng trên website của công ty.
Tuệ Minh
09:00 | 24/10/2022
10:00 | 26/05/2023
13:00 | 23/03/2023
07:00 | 20/04/2023
10:00 | 24/03/2023
16:00 | 19/10/2022
13:05 | 19/08/2014
09:00 | 21/01/2023
14:00 | 11/09/2024
Các nhà nghiên cứu bảo mật tại Rapid7 (Hoa Kỳ) phát hiện một lỗ hổng bảo mật mới trong hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) mã nguồn mở Apache OFBiz, có thể dẫn đến nguy cơ thực thi mã từ xa mà không cần xác thực trên các hệ điều hành như Linux và Windows.
10:00 | 14/08/2024
Trong bối cảnh khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển, đi cùng với đó là những nguy cơ gây mất an ninh, an toàn thông tin đang ngày càng phổ biến. Một trong số những nguy cơ người dùng dễ gặp phải đó là bị lây nhiễm mã độc tống tiền (ransomware) trên thiết bị di động. Sau khi xâm nhập trên thiết bị di động, mã độc sẽ tự động mã hóa các dữ liệu có trên thiết bị đó hoặc ngăn chặn các phần mềm được kích hoạt trên smartphone, đồng thời sẽ yêu cầu người dùng phải trả tiền cho các tin tặc đứng sau như một hình thức trả tiền chuộc, gây thiệt hại vô cùng lớn cho nạn nhân. Trong bài viết này, tác giả sẽ đưa ra những điểm yếu, lỗ hổng tồn tại trên điện thoại di động dễ bị tin tặc tấn công. Qua đó, cũng đề xuất một số khuyến nghị nâng cao cảnh giác khi sử dụng di động, góp phần cho công tác phòng, chống phần mềm độc hại và chia sẻ dữ liệu mã độc.
09:00 | 09/08/2024
Theo thông báo được Thủ tướng Pháp Gabriel Attal đưa ra ngày 31/7, Cơ quan An ninh nước này đã phát hiện và ngăn chặn hàng chục vụ tấn công mạng liên quan đến Olympic Paris 2024.
13:00 | 06/08/2024
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một lỗ hổng nghiêm trọng mới trong Hệ thống phân giải tên miền (DNS) cho phép thực hiện một cuộc tấn công có tên là TuDoor. Cuộc tấn công này có thể được sử dụng nhằm vào bộ đệm DNS, khởi tạo các điều kiện để tấn công từ chối dịch vụ (DoS) và làm cạn kiệt tài nguyên, điều đó khiến nó trở thành mối đe dọa mới.
Các công ty vận tải và logistics ở Bắc Mỹ đang phải đối mặt với một làn sóng tấn công mạng mới, sử dụng các phần mềm độc hại như Lumma Stealer và NetSupport để đánh cắp thông tin và kiểm soát hệ thống từ xa.
10:00 | 04/10/2024