Ông Lê Văn Tuấn, Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông)
Thông tin này được ông Lê Văn Tuấn, Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) trích dẫn tại chương trình. Theo ông Tuấn, tính riêng trong tháng 6/2024, hệ thống giám sát kỹ thuật của Cục An toàn thông tin đã ghi nhận 90.033 điểm yếu, lỗ hổng an toàn thông tin tại các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam.
Trong khi đó, 6 tháng đầu năm 2024, số sự cố nghiêm trọng mà Cục An toàn thông tin phải xử lý đã tăng gần 60% so với năm 2023.
“Cùng với sự gia tăng các cuộc tấn công vào các hệ thống thông tin quan trọng, lừa đảo trực tuyến, việc đánh cắp và lộ lọt thông tin dữ liệu người dùng đang diễn ra phổ biến và phức tạp ở khắp nơi, trong đó có Việt Nam. Số vụ lọt lộ thông tin trong năm 2023 đã tăng gấp 31 lần so với năm 2020. Tình trạng mua bán dữ liệu diễn ra rất công khai, được tổ chức một cách có hệ thống với sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp”, ông Tuấn cho hay.
Hệ thống của Công ty An ninh mạng Viettel cũng ghi nhận, trong 6 tháng đầu năm 2024, có 46 vụ lộ lọt rao bán dữ liệu, 13 triệu bản ghi bị rao bán, 12,3 GB mã nguồn bị lộ lọt.
Bất chấp những cảnh báo của các cơ quan quản lý cũng như các cơ quan truyền thông, báo chí trên cả nước, số nạn nhân của các vụ lừa đảo trực tuyến vẫn có xu hướng tiếp tục gia tăng. Tính đến tháng 6/2024, thông qua việc triển khai Hệ thống cảnh báo, ngăn chặn tên miền độc hại quốc gia, Cục An toàn thông tin đã ngăn chặn 3.170 website lừa đảo trực tuyến, bảo vệ hơn 10,981 triệu người dân không truy cập vào các website lừa đảo, vi phạm pháp luật.
Chương trình huấn luyện KIPS được thiết kế dưới dạng trò chơi, mô phỏng các tình huống thực tế mà doanh nghiệp phải gặp hàng ngày. Những tình huống này giúp người tham gia nâng cao kỹ năng nhận định và hiểu rõ hơn về các nguyên tắc bảo mật an ninh mạng.
Thông qua KIPS, người dùng sẽ tham gia vào các tình huống mô phỏng thực tế, huấn luyện khả năng nhận định dựa trên việc phân tích khối lượng lớn dữ liệu và quản lý hiệu quả nguồn lực doanh nghiệp. Đội ngũ quản lý sẽ được trang bị các kỹ năng, kiến thức và chiến lược cần thiết để đảm bảo bảo mật cho các hoạt động của doanh nghiệp.
Thu Hà (Tổng hợp)
13:00 | 29/12/2023
20:00 | 13/05/2023
15:00 | 29/07/2022
07:00 | 16/09/2024
Trước những cáo buộc liên quan đến việc hỗ trợ tội phạm tình dục bằng công nghệ deepfake, ứng dụng nhắn tin Telegram đang bị nhà chức trách Hàn Quốc tiến hành điều tra sơ bộ để làm rõ trách nhiệm.
10:00 | 14/08/2024
Trong bối cảnh khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển, đi cùng với đó là những nguy cơ gây mất an ninh, an toàn thông tin đang ngày càng phổ biến. Một trong số những nguy cơ người dùng dễ gặp phải đó là bị lây nhiễm mã độc tống tiền (ransomware) trên thiết bị di động. Sau khi xâm nhập trên thiết bị di động, mã độc sẽ tự động mã hóa các dữ liệu có trên thiết bị đó hoặc ngăn chặn các phần mềm được kích hoạt trên smartphone, đồng thời sẽ yêu cầu người dùng phải trả tiền cho các tin tặc đứng sau như một hình thức trả tiền chuộc, gây thiệt hại vô cùng lớn cho nạn nhân. Trong bài viết này, tác giả sẽ đưa ra những điểm yếu, lỗ hổng tồn tại trên điện thoại di động dễ bị tin tặc tấn công. Qua đó, cũng đề xuất một số khuyến nghị nâng cao cảnh giác khi sử dụng di động, góp phần cho công tác phòng, chống phần mềm độc hại và chia sẻ dữ liệu mã độc.
13:00 | 17/06/2024
Các nhà nghiên cứu Công ty bảo mật đám mây Wiz (Mỹ) phát hiện ra một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trong dịch vụ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cho phép các tác nhân đe dọa truy cập vào các mô hình AI độc quyền và lấy các thông tin nhạy cảm.
13:00 | 06/06/2024
Hàng loạt các ransomware như LockBit, HelloKitty, BlackMatter, RedAlert (N13V), Scattered Spider, Akira, Cactus, BlackCat và Cheerscrypt... đã nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng VMware ESXi theo một chuỗi hành động tương tự nhau.
Nhà nghiên cứu bảo mật Alon Leviev của SafeBreach Labs đã trình bày một cách tấn công vào kiến trúc Microsoft Windows Update biến các lỗ hổng đã được sửa thành lỗ hổng zero-day.
14:00 | 17/09/2024