Các nhà nghiên cứu Himanshu Sharma và Viral Gandhi của ThreatLabz cho biết: “Xenomorph là một trojan đánh cắp thông tin đăng nhập từ các ứng dụng ngân hàng trên thiết bị của người dùng. Nó có khả năng chặn các tin nhắn SMS và thông báo của người dùng, cho phép đánh cắp mật khẩu một lần và các yêu cầu xác thực đa yếu tố”.
Hình 1. Ứng dụng độc hại có chứa mã độc Xenomorph
Theo ThreatLabz, Xenomorph bắt đầu bằng việc yêu cầu người dùng kích hoạt quyền truy cập. Sau đó, Xenomorph tự thêm chính nó với tư cách là quản trị viên và ngăn người dùng tắt quyền truy cập quản trị này trên thiết bị.
Được biết, Xenomorph lần đầu tiên được ghi nhận bởi công ty an ninh mạng ThreatFabric vào đầu tháng 2/2022 đã lạm dụng quyền truy cập của hệ điều hành Android để thực hiện các cuộc tấn công lớp phủ, trong đó màn hình đăng nhập giả được hiển thị trên các ứng dụng ngân hàng hợp pháp để đánh cắp thông tin đăng nhập của nạn nhân.
Một chiến dịch lây nhiễm tương tự đã được quan sát trong 3 tháng trước với trojan ngân hàng Coper. Trojan này cũng được phân phối trong các ứng dụng trên cửa hàng Google Play và lấy nguồn payload phần mềm độc hại của nó từ repo Github.
Hình 2. Luồng lây nhiễm của Xenomorph
Khi ứng dụng được kích hoạt lần đầu tiên, nó sẽ liên hệ với máy chủ Firebase để nhận URL payload độc hại và tải xuống các mẫu trojan ngân hàng Xenomorph từ Github. Sau đó, mã độc này sẽ liên hệ với các máy chủ C2 được giải mã thông qua sự mô tả nội dung trên kênh Telegram để thêm các lệnh bổ sung, qua đó mở rộng quá trình lây nhiễm. Trong Hình 3, mã độc sẽ chỉ tải xuống các payload độc hại khác nếu tham số “enabled” được đặt thành “true”.
Hình 3. Mã độc không truy xuất những payload độc hại khác
Payload có liên kết đến kênh Telegram được mã hóa bằng thuật toán RC4. Sau khi thực hiện, payload này sẽ tải xuống nội dung được lưu trữ trên đó. Trong Hình 4, payload giải mã địa chỉ máy chủ C2 từ nội dung được tải xuống.
Hình 4. Giải mã C2 từ Telegram
ThreatLabz cũng quan sát thấy các miền C2 được mã hóa RC4. Hình 5 hiển thị thông tin C2 request, trong đó payload gửi tất cả các ứng dụng đã cài đặt tới C2 để nhận thêm chỉ dẫn. Trong một trường hợp, nó sẽ hiển thị trang đăng nhập giả mạo của ứng dụng ngân hàng được nhắm mục tiêu nếu ứng dụng hợp pháp được cài đặt trong thiết bị bị nhiễm.
Hình 5. Mã độc tải lên tất cả gói thông tin để nhận lệnh
Ngoài ra, ThreatLabz cũng quan sát thấy một ứng dụng khác có tên là “経費キーパー” (Trình quản lý chi phí) và thể hiện những hành vi tương tự. Khi thực thi ứng dụng này, tham số “enable” được đặt thành giá trị “false”, giống như quá trình trước đó được hiển thị trong Hình 3. Do đó, không thể truy xuất URL Dropper cho các payload ngân hàng khác.
Hình 6. Ứng dụng độc hại khác có hành vi tương tự như mã độc Xenomorph
Kết luận
Cả hai ứng dụng đều hoạt động như Dropper app, được thiết kế để cài đặt thêm một số loại mã độc sau khi xâm nhập vào hệ thống. Có nghĩa là bản thân các ứng dụng đều vô hại, tuy nhiên được thiết kế để tải mã độc khác ở 1 địa chỉ cụ thể để cài đặt. Trong trường hợp của Todo, ứng dụng mã độc được lưu trữ trên GitHub.
Mặc dù, Google hiện đã xóa các ứng dụng vi phạm khỏi cửa hàng của mình nhưng chúng vẫn còn tồn tại trên các cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba. Do đó, người dùng nên hạn chế cấp các quyền không cần thiết khi cài đặt trên cửa hàng ứng dụng và xác minh tính hợp pháp của chúng bằng cách kiểm tra thông tin nhà phát triển, đọc các bài đánh giá và xem xét kỹ lưỡng chính sách quyền riêng tư của họ.
Trước đó, Google đã xóa tài khoản nhà phát triển sau khi phát hiện ra 4 ứng dụng giả mạo trên Google Play đã được phát hiện chuyển hướng nạn nhân đến các trang web độc hại như một phần của chiến dịch đánh cắp thông tin và phần mềm quảng cáo.
Hồng Đạt
16:00 | 08/12/2022
14:00 | 07/03/2022
20:00 | 13/05/2023
14:00 | 20/03/2023
09:00 | 21/04/2022
14:00 | 13/07/2023
13:00 | 29/06/2023
15:00 | 17/02/2022
16:00 | 21/07/2023
13:00 | 05/09/2022
10:00 | 13/02/2025
Các nhà nghiên cứu của công ty phần mềm an ninh mạng và diệt virus Bitdefender (Romania) đã tìm hiểu về nhóm tin tặc Lazarus có liên quan đến Triều Tiên, hiện đang sử dụng một hình thức tấn công mới thông qua các lời mời làm việc giả mạo trên LinkedIn trong lĩnh vực tiền điện tử và du lịch để phát tán phần mềm đánh cắp JavaScript đa nền tảng nhắm vào các ví tiền điện tử.
10:00 | 06/02/2025
Năm 2025 được dự báo sẽ chứng kiến sự gia tăng các cuộc tấn công mạng, với sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của những phần mềm độc hại nhắm vào cả cá nhân lẫn tổ chức trên toàn cầu. Bài viết tập trung nghiên cứu và phân tích 5 mối đe dọa phần mềm độc hại hàng đầu được dự báo sẽ gây ảnh hưởng lớn nhất trong năm nay. Từ những dòng mã độc tống tiền tinh vi đến trojan đánh cắp thông tin và công cụ truy cập từ xa. Những mối đe dọa này không chỉ đặt ra thách thức lớn cho các chuyên gia an ninh mạng mà còn yêu cầu sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ mọi tổ chức và cá nhân.
08:00 | 16/12/2024
Ngày 3/12, Trung tâm An ninh mạng quốc gia Anh (NCSC) vừa công bố đánh giá thường niên cho thấy các cuộc tấn công mạng nghiêm trọng nhằm vào các tổ chức và công ty của nước này trong 12 tháng qua đã tăng gấp 3 lần năm 2023, trong đó có các sự cố lớn ảnh hưởng đến các bệnh viện ở London và Thư viện quốc gia Anh.
10:00 | 21/11/2024
Tòa án liên bang Mỹ tại quận phía Bắc California đã bác vụ kiện cáo buộc Google thu lợi bất chính từ các vụ lừa đảo thẻ quà tặng Google Play.
Google đã kịp thời khắc phục một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trên thiết bị USB, giúp hơn một tỷ thiết bị Android thoát khỏi nguy cơ bị tấn công.
11:00 | 11/03/2025