Mẫu Excel được sử dụng bởi các tệp .xlsx trong chiến dịch DarkGate
Những kẻ tấn công sử dụng các tệp Excel lừa đảo với tên có vẻ chính thức, thường sử dụng danh pháp như “paper<NUM>-<DD>-march-2024.xlsx” hoặc “ACH-<NUM>-<DD>March.xlsx,” để dẫn dụ nạn nhân mở chúng. Khi được mở, các tệp độc hại sẽ khởi tạo một chuỗi sự kiện, cuối cùng dẫn đến việc tải xuống và thực thi gói phần mềm độc hại DarkGate.
Chuỗi tấn công bắt đầu bằng việc truy xuất và thực thi mã từ các chia sẻ Samba có thể truy cập công khai. Mã này ẩn trong các tệp VBS hoặc JS, sau đó được tải xuống và chạy một tập lệnh PowerShell, cuối cùng cài đặt phần mềm độc hại DarkGate dựa trên AutoHotKey vào hệ thống của nạn nhân.
Bản thân DarkGate là một phần mềm độc hại tiên tiến với một loạt các tính năng chống phân tích được thiết kế để tránh bị phát hiện. Các tính năng này bao gồm kiểm tra thông tin CPU, sự hiện diện của các chương trình chống phần mềm độc hại và môi trường ảo. Phần mềm độc hại này cũng giải mã dữ liệu cấu hình của nó dựa trên thông tin thu thập được, khiến việc phát hiện và phân tích trở nên khó khăn hơn.
Những kẻ tấn công thậm chí còn sử dụng các kỹ thuật trốn tránh để vượt qua phần mềm bảo mật như Kaspersky. Việc sử dụng các chia sẻ Samba công khai làm cơ chế phân phối làm tăng thêm một lớp phức tạp cho cuộc tấn công, khiến việc theo dõi và giảm thiểu trở nên khó khăn hơn.
DarkGate giao tiếp với máy chủ chỉ huy và kiểm soát (C2) của mình thông qua các yêu cầu HTTP không được mã hóa, sử dụng dữ liệu được mã hóa Base64 và làm cho nó trở nên phức tạp hơn nữa. Kỹ thuật này giúp che giấu bản chất của dữ liệu đang bị rò rỉ, làm phức tạp hóa các nỗ lực phát hiện.
Sự trở lại của DarkGate và các kỹ thuật tấn công ngày càng phát triển của nó gây ra mối đe dọa đáng kể cho cả cá nhân và tổ chức. Người dùng được khuyến cáo nên thận trọng khi mở tệp đính kèm email, ngay cả khi chúng có vẻ đến từ các nguồn đáng tin cậy.
Việc cập nhật phần mềm bảo mật và cảnh giác với mọi hoạt động đáng ngờ trên hệ thống của tổ chức cũng rất quan trọng. Các tổ chức nên xem xét và tăng cường các biện pháp bảo mật của mình để bảo vệ chống lại các mối đe dọa tiên tiến này. Điều này bao gồm triển khai các giải pháp lọc email mạnh mẽ, giám sát lưu lượng mạng để phát hiện hoạt động bất thường và giáo dục, đào tạo kỹ năng ứng phó cho nhân viên trước mối nguy hiểm của các cuộc tấn công lừa đảo và kỹ nghệ xã hội.
Thanh Bình
(theo securityonline)
14:00 | 29/07/2024
07:00 | 08/04/2024
09:00 | 27/10/2023
14:00 | 07/08/2024
15:00 | 30/07/2024
13:00 | 13/08/2024
10:00 | 14/08/2024
Trong bối cảnh khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển, đi cùng với đó là những nguy cơ gây mất an ninh, an toàn thông tin đang ngày càng phổ biến. Một trong số những nguy cơ người dùng dễ gặp phải đó là bị lây nhiễm mã độc tống tiền (ransomware) trên thiết bị di động. Sau khi xâm nhập trên thiết bị di động, mã độc sẽ tự động mã hóa các dữ liệu có trên thiết bị đó hoặc ngăn chặn các phần mềm được kích hoạt trên smartphone, đồng thời sẽ yêu cầu người dùng phải trả tiền cho các tin tặc đứng sau như một hình thức trả tiền chuộc, gây thiệt hại vô cùng lớn cho nạn nhân. Trong bài viết này, tác giả sẽ đưa ra những điểm yếu, lỗ hổng tồn tại trên điện thoại di động dễ bị tin tặc tấn công. Qua đó, cũng đề xuất một số khuyến nghị nâng cao cảnh giác khi sử dụng di động, góp phần cho công tác phòng, chống phần mềm độc hại và chia sẻ dữ liệu mã độc.
15:00 | 04/08/2024
Báo cáo của hãng Kaspersky được đưa ra tại chương trình “Tập huấn mô phỏng bảo vệ tương tác của Kaspersky (KIPS)” nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động ứng phó với các mối đe dọa phức tạp và không ngừng gia tăng trong bối cảnh kỹ thuật số cho thấy số tài khoản lộ lọt do nhiễm mã độc tại Việt Nam trong những năm gần đây gia tăng đột biến, năm 2023 gấp 31 lần so với năm 2020.
08:00 | 22/07/2024
Ba lỗ hổng bảo mật được phát hiện trong ứng dụng quản lý thư viện CocoaPods cho các dự án Cocoa Swift và Objective-C có thể bị khai thác để thực hiện các cuộc tấn công chuỗi cung ứng phần mềm, gây ra rủi ro nghiêm trọng đối với người dùng cuối.
14:00 | 02/07/2024
Các nhà nghiên cứu an ninh mạng đã đưa ra chi tiết về một lỗ hổng bảo mật hiện đã được vá ảnh hưởng đến nền tảng cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo (AI) nguồn mở Ollama có thể bị khai thác để thực thi mã từ xa (RCE).
Nhà nghiên cứu bảo mật Alon Leviev của SafeBreach Labs đã trình bày một cách tấn công vào kiến trúc Microsoft Windows Update biến các lỗ hổng đã được sửa thành lỗ hổng zero-day.
14:00 | 17/09/2024