Khoảng 3 triệu người dùng đã tải các tiện ích mở rộng độc hại này khi chúng được phát hành thông qua các cửa hàng ứng dụng chính thức.
Các tiện ích mở rộng độc hại được thiết kế giúp người dùng tải video từ một số nền tảng phổ biến như Facebook, Vimeo, Instagram, VK và các nền tảng khác. Chúng có chứa mã nguồn dựa trên JavaScript, cho phép tải mã độc hại vào máy tính của người dùng.
Ngoài ra, các tiện ích mở rộng này được thiết kế để chuyển hướng người dùng đến các trang web khác. Ngay sau khi người dùng nhấp vào một liên kết, thông tin về hành vi này sẽ được gửi đến máy chủ kiểm soát của kẻ tấn công. Máy chủ này có thể phản hồi để chuyển hướng người dùng đến địa chỉ URL độc hại trước khi chuyển hướng lại trang web mà họ muốn truy cập.
Ngoài việc lấy cắp thông tin nhật ký tất cả các lần nhấp chuột của người dùng trong trình duyệt, kẻ tấn công có thể lấy cắp thông tin cá nhân và các loại thông tin khác từ các máy bị nhiễm, bao gồm ngày sinh và địa chỉ email, cùng với dữ liệu thiết bị như thời gian đăng nhập, tên thiết bị, hệ điều hành, trình duyệt và địa chỉ IP.
Avast tin rằng, hoạt động này nhằm mục đích kiếm tiền từ lưu lượng truy cập. Những kẻ tấn công nhận được khoản thanh toán mỗi khi xảy ra việc chuyển hướng sang miền của bên thứ ba. Hành vi này dường như đã hoạt động trong nhiều năm nhưng không bị phát hiện. Trước đó vào tháng 12/2018, đã từng có báo cáo về các vụ tấn công tương tự.
Theo Jan Rubín, nhà nghiên cứu mã độc tại Avast, các tiện ích mở rộng có thể đã được xây dựng với mã độc nhúng bên trong ngay từ đầu hoặc thêm mã độc trong một bản cập nhật, sau khi các tiện ích mở rộng trở nên phổ biến.
Ông Rubín cho biết, cửa hậu (backdoor) của các tiện ích mở rộng được giấu kỹ và các tiện ích này chỉ bắt đầu thực hiện hành vi độc hại vài ngày sau khi được cài đặt, khiến bất kỳ phần mềm bảo mật nào cũng khó phát hiện ra.
Mã độc này cũng có khả năng ẩn mình nên rất khó bị phát hiện. Ví dụ, nếu người dùng tìm kiếm một trong các tên miền của mã độc, hoặc nếu người dùng là nhà phát triển web thì không có hành vi độc hại nào được thực hiện.
Avast giải thích, mã độc tránh lây nhiễm cho những người có kỹ năng trong việc phát triển web, vì họ có thể dễ dàng tìm ra những hoạt động mà các tiện ích mở rộng đang chạy ẩn.
Cả Google và Microsoft đều đã được thông báo về những phát hiện này và họ đã bắt đầu xóa các tiện ích mở rộng độc hại. Người dùng được khuyến cáo tắt hoặc gỡ cài đặt những tiện ích mở rộng này.
Danh sách đầy đủ các tiện ích mở rộng độc hại được công bố trên trang web của Avast bao gồm như dưới đây.
1 |
Direct Message for Instagram |
15 |
Vimeo™ Video Downloader |
2 |
Direct Message for Instagram™ |
16 |
Volume Controller |
3 |
DM for Instagram |
17 |
Zoomer for Instagram and FaceBook |
4 |
Invisible mode for Instagram Direct Message |
18 |
VK UnBlock. Works fast. |
5 |
Downloader for Instagram |
19 |
Odnoklassniki UnBlock. Works quickly. |
6 |
Instagram Download Video & Image |
20 |
Upload photo to Instagram™ |
7 |
App Phone for Instagram |
21 |
Spotify Music Downloader |
8 |
App Phone for Instagram |
22 |
Stories for Instagram |
9 |
Stories for Instagram |
23 |
Upload photo to Instagram™ |
10 |
Universal Video Downloader |
24 |
Pretty Kitty, The Cat Pet |
11 |
Universal Video Downloader |
25 |
Video Downloader for YouTube |
12 |
Video Downloader for FaceBook™ |
26 |
SoundCloud Music Downloader |
13 |
Video Downloader for FaceBook™ |
27 |
The New York Times News |
14 |
Vimeo™ Video Downloader |
28 |
Instagram App with Direct Message DM |
Đỗ Đoàn Kết
(Theo Security Week)
08:00 | 24/01/2020
11:00 | 08/02/2021
10:00 | 18/02/2021
09:00 | 07/07/2021
07:00 | 06/07/2018
16:00 | 14/09/2020
07:00 | 14/06/2021
07:00 | 21/10/2024
Một nghiên cứu mới đây cho thấy 7 nhãn hiệu ô tô hàng đầu tại Úc đang thu thập và bán dữ liệu về người lái, gây lo ngại về quyền riêng tư. Đặc biệt, Hyundai và Kia bị cáo buộc bán dữ liệu nhận dạng giọng nói cho bên thứ ba để huấn luyện AI.
18:00 | 11/10/2024
Trong một chiến dịch tấn công mạng quy mô lớn, Microsoft đã phối hợp với Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DoJ) triệt phá thành công mạng lưới 107 tên miền Internet được tin tặc Nga sử dụng để thực hiện các hoạt động lừa đảo và tấn công mạng.
11:00 | 03/09/2024
Theo báo cáo mới nhất được Viettel công bố ngày 26/8 vừa qua, cho thấy tình hình an ninh mạng đáng báo động với sự xuất hiện của 17.000 lỗ hổng mới chỉ trong 6 tháng đầu năm, đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt.
13:00 | 21/08/2024
Mặc dù đã có những biện pháp kiểm duyệt từ Google, tuy nhiên kho ứng dụng Play Store dành cho nền tảng Android vẫn thường xuyên ghi nhận xuất hiện các phần mềm có chứa mã độc.
Các chuyên gia phát hiện ra 02 lỗ hổng Zero-day trong camera PTZOptics định danh CVE-2024-8956 và CVE-2024-8957 sau khi Sift - công cụ chuyên phát hiện rủi ro an ninh mạng sử dụng AI tìm ra hoạt động bất thường chưa từng được ghi nhận trước đó trên mạng honeypot của công ty này.
09:00 | 08/11/2024