EvilProxy là một nền tảng Lừa đảo dưới dạng Dịch vụ - PaaS, được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 5/2022, khi các tin tặc phát triển công cụ này đã phát hành một video hướng dẫn chi tiết cách sử dụng công cụ để cung cấp các liên kết giả mạo, với mục tiêu là vượt qua các biện pháp bảo vệ MFA và xâm phạm tài khoản người dùng trên các ứng dụng phổ biến như: Apple, Facebook, GoDaddy, GitHub, Google, Dropbox, Instagram, Micosoft, Twitter, Yahoo, Yandex. Một điều vô cùng nguy hiểm với EvilProxy đó là ngay cả khi những người không có kỹ năng cần thiết vẫn có thể tiến hành các chiến dịch tấn công nhắm vào các trang mạng xã hội khác nhau.
Cách thức hoạt động
EvilProxy sử dụng Reverse Proxy để tiến hành tấn công. Theo đó, tin tặc sẽ gửi một liên kết giả mạo để đưa người dùng đến một trang lừa đảo và yêu cầu họ cung cấp thông tin trên các biểu mẫu đăng nhập, dữ liệu thu thập được sẽ được gửi đến trang web hợp pháp, đăng nhập cho người dùng. Đồng thời cũng tạo ra một phiên cookie chứa mã xác thực thông báo, mã này sẽ được gửi tới người dùng.
Tuy nhiên, vì Reverse Proxy đứng giữa người dùng và trang web hợp pháp nên tin tặc có thể đánh cắp phiên cookie chứa mã thông báo xác thực. Sau đó, tin tặc có thể sử dụng cookie xác thực này để đăng nhập vào các dịch vụ với tư cách là người dùng, bằng cách này mà các tin tặc đã vượt qua được các biện pháp MFA đã được thiết lập sẵn.
Cách thức hoạt động của EvilProxy
Resecurity cho biết việc sử dụng EvilProxy rất đơn giản vì có các video hướng dẫn chi tiết công cụ này với giao diện trực quan, dễ sử dụng và thân thiện với người dùng, cùng với có nhiều lựa chọn các trang web giả mạo được thiết kế giống các dịch vụ Internet phổ biến hiện nay, do vậy tin tặc có thể thiết lập và quản lý, theo dõi các chiến dịch tấn công giả mạo để đánh cắp thông tin như: tên người dùng, mật khẩu và phiên cookie.
Giao diện của EvilProxy
Hiện tại, công cụ này đang được rao bán với chi phí 150 USD trong 10 ngày, 250 USD trong 20 ngày và 400 USD cho chiến dịch tấn công trong vòng một tháng. Trong khi đó, các cuộc tấn công vào tài khoản Google sẽ có giá cao hơn, dao động từ 250 USD đến 600 USD.
Chi phí rao bán công cụ EvilProxy
EvilProxy đang được quảng bá tích cực trên các diễn đàn tin tặc và web đen (dark web). Việc thanh toán với EvilProxy được thực hiện thủ công thông qua một nhà điều hành trên ứng dụng nhắn tin Telegram. Khi bên cho thuê dịch vụ nhận được tiền, các tin tặc sẽ có quyền truy cập dịch vụ được lưu trữ trong mạng Tor.
EvilProxy được quảng cáo trên các diễn đàn tin tặc
Khi việc áp dụng MFA cho các tài khoản người dùng trực tuyến gần như là bắt buộc, nhiều tin tặc chuyển sang các công cụ Reverse Proxy và dịch vụ tấn công có sẵn đang là thách thức lớn cho các chuyên gia bảo mật và quản trị mạng. Người dùng trực tuyến cần cảnh giác hơn đối với các cuộc tấn công kỹ nghệ xã hội của tin tặc nhằm mục đích đưa đến các URL giả mạo, bí mật thu thập thông tin của người dùng.
Trần Nam
(resecurity.com)
10:00 | 10/08/2022
16:00 | 16/12/2022
15:00 | 26/05/2023
15:00 | 30/08/2022
10:00 | 18/01/2023
10:00 | 22/09/2023
12:00 | 25/08/2022
15:00 | 26/10/2023
Công ty an ninh mạng Group-IB vừa qua đã đưa ra cảnh báo về loại Trojan Android mới, được thiết kế để bí mật thu thập thông tin người dùng, bao gồm xác thực ứng dụng ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài khoản.
10:00 | 10/07/2023
Vừa qua, theo báo cáo từ công ty an ninh mạng Bitderfender (Romani) cho biết, một chiến dịch tấn công gián điệp mạng có chủ đích sử dụng mã độc mới được viết bằng ngôn ngữ lập trình Golang có tên là “RDStealer” đã được các tin tặc thực hiện nhằm đánh cắp dữ liệu từ các ổ đĩa được chia sẻ thông qua ứng dụng kết nối từ xa Remote Desktop Protocol (RDP).
10:00 | 07/07/2023
Ngày 5/7, Tập đoàn Đường sắt Nga (RZD) thông báo trên kênh Telegram rằng hệ thống trang web và ứng dụng di động của họ đã tạm thời bị gián đoạn ít nhất sáu giờ sau một cuộc tấn công mạng diễn ra trên quy mô lớn, được thực hiện bởi các tin tặc đến từ Ukraine, dẫn đến việc hành khách chỉ có thể mua vé trực tiếp tại các nhà ga.
14:00 | 21/06/2023
Các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam hiện đang là mục tiêu của chiến dịch tấn công mạng đang diễn ra nhằm triển khai backdoor mới có tên là “SpectralViper” dựa trên lỗ hổng SMB. Chiến dịch này được các nhà nghiên cứu tại Công ty an ninh mạng Elastic Security Labs (Singapore) phát hiện và theo dõi từ vài tháng trước.
Phân tích mới đây của công ty nghiên cứu bảo mật Blackwing Intelligence (Mỹ) cho biết nhiều lỗ hổng có thể bị khai thác để vượt qua xác thực Windows Hello trên máy tính xách tay Dell Inspiron 15, Lenovo ThinkPad T14 và Microsoft Surface Pro X. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra điểm yếu trong cảm biến vân tay của Goodix, Synaptics và ELAN được nhúng vào thiết bị.
09:00 | 24/11/2023