Theo đó, vào ngày 25/11 vừa qua, Blue Yonder - công ty cung cấp phần mềm quản trị chuỗi cung ứng của Panasonic cho biết, hệ thống của công ty bị gián đoạn do sự cố tấn công ransomware ngày 21/11. Các khách hàng của Blue Yonder hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất, tạp hóa, logistics, xe hơi, nhà hàng. Trong đó thương hiệu Starbucks cũng nằm trong số các khách hàng sử dụng phần mềm Blue Yonder để theo dõi ca kíp và chấm công nhân viên tại Bắc Mỹ.
Do đó, theo như người phát ngôn Starbucks cho biết thì các cửa hàng phải chuyển sang phương pháp thủ công như giấy, bút để chấm công. Tuy nhiên sự cố không ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi. Vụ xâm phạm Blue Yonder đã tác động đến nhiều cửa hàng tại Mỹ và Canada.
Trong thông báo gửi đến nhân viên của mình, Starbucks thông tin rằng Blue Yonder chưa cung cấp khung thời gian cụ thể khi nào vấn đề có thể được giải quyết. Đại diện phát ngôn viên của Blue Yonder, bà Marina Renneke chia sẻ rằng đang làm việc với các công ty bảo mật để đẩy nhanh quá trình phục hồi hệ thống.
Theo CNN, một số chuỗi cửa hàng tạp hóa tại Anh đã tự thực hiện các biện pháp để khắc phục sự cố. Trả lời Bloomberg News, đại diện chuỗi Morrisons cho biết, sự cố Blue Yonder ảnh hưởng đến các hệ thống quản lý kho hàng nhưng các cửa hàng đang vận hành tốt nhờ vào hệ thống dự phòng. Chuỗi Sainsbury cũng dùng phần mềm Blue Yonder nhưng chưa bị gián đoạn vì có giải pháp thay thế. Chuỗi siêu thị Asda cũng đưa ra phản hồi tương tự.
Xuân Hưng
16:00 | 03/06/2024
09:00 | 03/04/2024
08:00 | 06/06/2024
13:00 | 25/12/2024
Năm 2024 sắp kết thúc, hãy cùng điểm lại những sự cố công nghệ nghiêm trọng nhất xảy ra trong năm qua, ảnh hưởng đến hàng tỷ người trên toàn cầu.
09:00 | 05/11/2024
Các nhà nghiên cứu tới từ công ty an ninh mạng Halcyon (Mỹ) đã phát hiện ra một phiên bản mới của mã độc tống tiền Qilin với các tính năng mã hóa nâng cao, lẩn tránh bị phát hiện bởi các công cụ bảo mật và phá vỡ cơ chế phục hồi dữ liệu.
09:00 | 16/10/2024
Các nhà nghiên cứu của hãng bảo mật Zscaler (Mỹ) đã phân tích một biến thể mới của Copybara, một họ phần mềm độc hại Android xuất hiện vào tháng 11/2021. Copybara là một Trojan chủ yếu lây nhiễm thông qua các cuộc tấn công lừa đảo bằng giọng nói (vishing), trong đó nạn nhân nhận được hướng dẫn qua điện thoại để cài đặt phần mềm độc hại Android. Bài viết sẽ phân tích về biến thể mới của Copybara dựa trên báo cáo của Zscaler.
13:00 | 09/10/2024
Công ty bảo mật và cơ sở hạ tầng web - Cloudflare tiết lộ rằng họ đã ngăn chặn được một cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) phá kỷ lục, đạt đỉnh ở mức 3,8 terabit mỗi giây (Tbps) và kéo dài 65 giây. Trong tháng 9, công ty này đã ngăn chặn hơn 100 cuộc tấn công DDoS L3/4 siêu lớn, trong đó nhiều cuộc tấn công đã vượt mốc 2 tỷ gói tin mỗi giây (Bpps) và 3 Tbps.
Một lỗ hổng mới trong cơ chế UEFI Secure Boot, được theo dõi với mã CVE-2024-7344, đã được phát hiện, cho phép kẻ tấn công triển khai bootkit ngay cả khi Secure Boot đang được kích hoạt.
14:00 | 24/01/2025