Aiohttp là viết tắt của HTTP I/O không đồng bộ, được thiết kế chủ yếu để phát triển máy chủ web không đồng bộ. Nghĩa là Aiohttp cho phép xử lý nhiều yêu cầu HTTP cùng một lúc mà không cần sử dụng các luồng (threads) truyền thống, giúp tăng hiệu suất khi làm việc với các ứng dụng web có lượng truy cập cao.
Có dấu hiệu cho thấy việc khai thác lỗ hổng CVE-2024-23334 kể từ ngày 29/2 và gia tăng tần suất đến tháng 3 bắt nguồn từ 5 địa chỉ IP, một trong số này có liên quan đến nhóm ransomware ShadowSyndicate. Lỗ hổng này cho phép kẻ tấn công từ xa chưa xác thực truy cập vào các tệp trên máy chủ dễ bị tấn công.
Ngày 27/2, một nhà nghiên cứu đã công bố mã khai thác (PoC) cho lỗ hổng CVE-2024-23334 trên GitHub. Ngoài ra, một video hướng dẫn khai thác chi tiết đã được xuất bản trên YouTube vào đầu tháng 3/2024
Thống kê cho thấy khoảng hơn 44.000 máy chủ sử dụng thư viện Aiohttp đang tiếp xúc với Internet, hầu hết được đặt tại Hoa Kỳ, Đức, Tây Ban Nha, Anh, Ý, Pháp, Nga và Trung Quốc.
Tuy nhiên, không thể xác định được phiên bản của các máy chủ này, làm cho việc thống kê số lượng máy chủ Aiohttp tồn tại lỗ hổng trở nên khó khăn hơn.
Ngày 28/1/2024, Aiohttp đã phát hành phiên bản 3.9.2 để giải quyết lỗ hổng CVE-2024-23334.
P.T
07:00 | 14/03/2024
16:00 | 02/04/2024
16:00 | 03/06/2024
09:00 | 03/04/2024
08:00 | 08/03/2024
09:00 | 08/03/2024
08:00 | 21/02/2025
Một lỗ hổng định danh CVE-2025-1240 với điểm CVSS 7,8 được phát hiện trong phần mềm giải nén Winzip có khả năng cho phép kẻ tấn công từ xa thực thi mã tùy ý trên các hệ thống bị ảnh hưởng. Đây là một lỗ hổng Out-Of-Bound Write cho phép ghi ngoài vùng nhớ được cấp phát của chương trình.
14:00 | 20/02/2025
Nhà nghiên cứu bảo mật Jeremiah Fowler đã phát hiện cơ sở dữ liệu không được bảo vệ, chứa gần 2,7 tỷ bản ghi của công ty Mars Hydro (Trung Quốc). Đây là công ty chuyên sản xuất các thiết bị IoT như đèn LED, thiết bị thủy canh. Các bản ghi bao gồm tên mạng Wi-Fi, mật khẩu, địa chỉ IP, số thiết bị...
10:00 | 06/02/2025
Năm 2025 được dự báo sẽ chứng kiến sự gia tăng các cuộc tấn công mạng, với sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của những phần mềm độc hại nhắm vào cả cá nhân lẫn tổ chức trên toàn cầu. Bài viết tập trung nghiên cứu và phân tích 5 mối đe dọa phần mềm độc hại hàng đầu được dự báo sẽ gây ảnh hưởng lớn nhất trong năm nay. Từ những dòng mã độc tống tiền tinh vi đến trojan đánh cắp thông tin và công cụ truy cập từ xa. Những mối đe dọa này không chỉ đặt ra thách thức lớn cho các chuyên gia an ninh mạng mà còn yêu cầu sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ mọi tổ chức và cá nhân.
17:00 | 28/01/2025
Nhóm tin tặc người Nga Star Blizzard được cho là có liên quan đến một chiến dịch lừa đảo trực tuyến mới nhắm vào tài khoản WhatsApp của nạn nhân, đánh dấu sự thay đổi so với phương thức tấn công lâu đời của nhóm này nhằm mục đích tránh bị phát hiện.
Google đã kịp thời khắc phục một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trên thiết bị USB, giúp hơn một tỷ thiết bị Android thoát khỏi nguy cơ bị tấn công.
11:00 | 11/03/2025