Ứng dụng này có tên gọi là “Symoo”, được phát hiện bởi nhà nghiên cứu bảo mật Maxime Ingrao của công ty an ninh mạng Evina (Pháp) và đã được báo cáo với Google nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi. Đến thời điểm này, ứng dụng vẫn còn tồn tại trên Google Play.
Theo Ingrao cho biết các thiết bị bị nhiễm sau đó sẽ được cho thuê dưới dạng các “số ảo” nhằm chuyển tiếp mã OTP (mật khẩu dùng một lần) được dùng để xác minh người dùng trong khi tạo tài khoản mới.
Mặc dù ứng dụng có điểm xếp hạng là 3.4/5 sao, nhưng nhiều bài đánh giá và nhận xét của người dùng phàn nàn rằng ứng dụng này là giả mạo, chiếm quyền điều khiển điện thoại của họ và tạo nhiều mã OTP khi cài đặt. “Đây là một ứng dụng giả mạo. Tôi đã tải xuống ứng dụng này từ 4 đến 5 lần bởi OTP của Google, Ngân hàng thanh toán Airtel, ứng dụng trò chơi thể thao Dream11,... Loại OTP này luôn xuất hiện tại thời điểm đăng nhập”, một trong các bài đánh giá viết.
Ứng dụng Symoo và đánh giá của người dùng trên Google Play
Chuyển tiếp mã xác thực
Sau khi cài đặt trên thiết bị, ứng dụng sẽ yêu cầu quyền truy cập để gửi và đọc tin nhắn SMS, điều này có vẻ bình thường vì Symoo tự quảng cáo là một ứng dụng SMS “dễ sử dụng”. Trên màn hình đầu tiên, nó yêu cầu người dùng cung cấp số điện thoại của họ, sau đó phủ lên một màn hình giả được cho là hiển thị tiến trình tải tài nguyên.
Tuy nhiên, quá trình này sẽ cho phép tin tặc từ xa gửi nhiều tin nhắn SMS 2FA (xác thực hai yếu tố) để tạo tài khoản trên các dịch vụ khác nhau, đọc nội dung của chúng và chuyển tiếp lại cho tin tặc.
Khi hoàn tất, Symoo sẽ ngừng hoạt động và vào thời điểm này, nó đã sử dụng số điện thoại của người dùng Android để tạo tài khoản giả trên nhiều nền tảng trực tuyến khác nhau và những người đánh giá nói rằng, tin nhắn của họ hiện chứa đầy mật mã dùng một lần cho các tài khoản mà họ chưa từng tạo.
Rao bán tài khoản
Bên cạnh đó, Ingrao đã phát hiện ra rằng ứng dụng Symoo lọc dữ liệu SMS sang một miền được sử dụng bởi một ứng dụng khác có tên là “Virtual Number”. Ứng dụng này cũng từng có trên Google Play nhưng hiện nay đã bị xóa.
Nhà phát triển ứng dụng “Virtual Number” cũng đã tạo một ứng dụng khác trên Google Play có tên là “ActivationPW – Virtual Number”, với khoảng 10.000 lượt tải xuống. Ứng dụng này cung cấp số điện thoại trực tuyến từ hơn 200 quốc gia mà người dùng có thể sử dụng để tạo tài khoản.
Giao diện của ActivationPW
Sử dụng ứng dụng này, người dùng có thể “thuê” một số điện thoại nào đó với giá dưới 50 Cent và trong nhiều trường hợp, họ có thể sử dụng số đó để xác minh tài khoản. Mặc dù chưa được xác nhận, tuy nhiên có ý kiến cho là Symoo được sử dụng để nhận và chuyển tiếp mã xác minh OTP được tạo khi mọi người tạo tài khoản bằng ActivationPW.
Vì số điện thoại thường là cách thức chủ yếu được người dùng sử dụng để xác minh tài khoản, vì thế đây chính là thông tin mà các tin tặc hướng tới để thực hiện các hoạt động bất hợp pháp. Nếu đang sử dụng những ứng dụng này, người dùng nên gỡ cài đặt ngay lập tức, vì chúng sẽ thực hiện sao chép nội dung SMS sang máy một chủ của riêng họ được kiểm soát.
Hồng Đạt
(Bleepingcomputer)
09:00 | 25/11/2022
15:00 | 31/08/2023
16:00 | 09/11/2022
15:00 | 18/09/2024
09:00 | 25/05/2022
15:00 | 16/12/2022
12:00 | 26/12/2024
Giữa tháng 12/2024, giới chức bang Rhode Island của Mỹ cho biết, một nhóm tin tặc quốc tế có thể đã đánh cắp hàng trăm nghìn dữ liệu cá nhân và ngân hàng của cư dân bang này, đồng thời đòi tiền chuộc.
15:00 | 24/12/2024
Theo thông tin do đội ngũ chuyên gia của Kaspersky chia sẻ, trong nửa đầu năm 2024, số lượng người dùng bị tội phạm mạng nhắm đến, sử dụng mồi nhử là các trò chơi phổ biến dành cho trẻ em đã tăng 30% so với nửa cuối năm 2023. Sau khi phân tích rủi ro tiềm ẩn đến từ các đối tượng trẻ em có sở thích chơi trò chơi điện tử, các nhà nghiên cứu phát hiện hơn 132.000 trường hợp đã trở thành mục tiêu của tội phạm mạng. Bài viết dưới đây sẽ thông tin tới độc giả các nội dung trong báo cáo mới nhất của Kaspersky về thực trạng tội phạm mạng nêu trên.
08:00 | 22/12/2024
Trang web chuyên đăng tải các bài báo về phòng chống lừa đảo mạng Scam Sniffer cho biết, trong thời gian gần đây kẻ tấn công đã cài phần mềm chứa mã độc vào các trang web giả mạo được lập ra với mục đích để xác thực tài khoản Telegram của người dùng.
15:00 | 19/12/2024
Các nhà nghiên cứu an ninh mạng đã cảnh báo về một chiến dịch lừa đảo mới sử dụng các ứng dụng hội nghị truyền hình giả mạo để phát tán phần mềm đánh cắp thông tin có tên Realst, nhắm vào những người làm việc tại Web3 dưới hình thức các cuộc họp kinh doanh giả mạo.
Apache NiFi - hệ thống xử lý và phân phối dữ liệu đang đối mặt với một lỗ hổng định danh CVE-2024-56512, có thể cho phép truy cập trái phép vào thông tin nhạy cảm. Lỗ hổng này ảnh hưởng đến tất cả các phiên bản NiFi từ 1.10.0 đến 2.0.0.
09:00 | 08/01/2025