Ứng dụng Google Chrome giả mạo được đặt tên “Trojan Smishing” là một phần của chiến dịch tấn công trên thiết bị di động, sử dụng các phương thức lừa đảo để lấy cắp thông tin thẻ tín dụng.
Cụ thể, tin tặc sẽ gửi một tin nhắn SMS và yêu cầu thanh toán một khoản phí nhỏ để nhận bưu phẩm. Khi người dùng bấm vào liên kết đi kèm, màn hình sẽ hiển thị thông báo yêu cầu cập nhật trình duyệt Google Chrome (thực chất là phần mềm giả mạo) và thanh toán 1-2 USD lệ phí để nhận hàng thông qua thẻ tín dụng.
Nếu người dùng làm theo, ngay lập tức kẻ tấn công sẽ có được thông tin thẻ tín dụng và chiếm đoạt tiền trong tài khoản. Bên cạnh đó, phần mềm độc hại còn sử dụng thiết bị để gửi khoảng 2.000 tin nhắn SMS lừa đảo mỗi tuần đến các số điện thoại ngẫu nhiên.
Theo các nhà nghiên cứu, tốc độ lan truyền của phần mềm độc hại tương đối nhanh, có thể nhắm mục tiêu đến hàng trăm ngàn người dùng trong thời gian ngắn.
Các chuyên gia khuyến cáo người dùng tuyệt đối không cung cấp thông tin thẻ tín dụng cho người lạ. Đồng thời chỉ cập nhật ứng dụng trực tiếp thông qua Google Play hoặc App Store, không bấm vào các liên kết lạ, kể cả khi chúng được gửi từ bạn bè hoặc người thân.
Phong Thu
14:00 | 08/03/2021
07:00 | 14/06/2021
18:00 | 14/07/2021
15:00 | 25/06/2021
10:00 | 18/02/2021
15:00 | 02/07/2021
16:00 | 28/03/2022
10:00 | 04/11/2024
Tại Hội nghị thượng đỉnh phân tích bảo mật 2024, nhóm nghiên cứu và phân tích toàn cầu của Kaspersky (GReAT) tiết lộ, các vụ tấn công do mã độc Grandoreiro gây ra nhắm tới hơn 1.700 ngân hàng, chiếm 5% tổng số vụ tấn công bằng trojan vào các ngân hàng trong năm nay.
14:00 | 28/10/2024
Nhóm tin tặc Awaken Likho hay còn được gọi với cái tên Core Werewolf đã quay trở lại và tiếp tục nhắm mục tiêu vào các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp lớn. Bài viết này sẽ tiến hành phân tích kỹ thuật tấn công của nhóm dựa trên công bố của hãng bảo mật Kaspersky.
09:00 | 17/09/2024
Google thông báo rằng họ đã vá lỗ hổng zero-day thứ mười bị khai thác trong thực tế vào năm 2024.
14:00 | 07/08/2024
Các nhà nghiên cứu an ninh mạng đã phát hiện phần mềm độc hại nhắm mục tiêu vào Hệ thống kiểm soát công nghiệp (ICS) được sử dụng trong một cuộc tấn công mạng nhắm vào một công ty năng lượng Lvivteploenerg ở thành phố Lviv của Ukraine vào đầu tháng 1/2024.
Các chuyên gia phát hiện ra 02 lỗ hổng Zero-day trong camera PTZOptics định danh CVE-2024-8956 và CVE-2024-8957 sau khi Sift - công cụ chuyên phát hiện rủi ro an ninh mạng sử dụng AI tìm ra hoạt động bất thường chưa từng được ghi nhận trước đó trên mạng honeypot của công ty này.
09:00 | 08/11/2024