Các chuyên gia của Công ty an ninh mạng Cybereason (Boston, Mỹ) cho biết: "Prometei khai thác các lỗ hổng Microsoft Exchange mới phát hiện trong các cuộc tấn công HAFNIUM để xâm nhập vào mạng nhằm phát tán mã độc, thu thập thông tin đăng nhập và thực hiện các hoạt động độc hại khác".
Được ghi nhận lần đầu bởi Cisco Talos vào tháng 7/2020, Prometei là mạng botnet đa mô-đun, khai thác các lỗ hổng đã được biết đến như EternalBlue và BlueKeep để thu thập thông tin xác thực và tăng số lượng hệ thống tham gia vào mạng khai thác Monero.
Theo đó, nhà nghiên cứu Lior Rochberger của Cybereason cho biết: Prometei có cả phiên bản dựa trên Windows và Linux, được điều chỉnh cho phù hợp với từng hệ điều hành. Botnet này được xây dựng kết nối với 4 máy chủ C&C khác nhau, giúp tăng cường cơ sở hạ tầng và duy trì liên lạc liên tục, giảm nguy cơ bị gỡ bỏ.
Tin tặc đã lợi dụng các lỗ hổng mới được vá gần đây trên Microsoft Exchange Server để khai thác Monero.
Trong chuỗi tấn công mà Cybereason quan sát được, tin tặc đã khai thác lỗ hổng CVE-2021-27065 và CVE-2021-26858 để cài web shell Chopper của Trung Quốc, từ đó xâm nhập hệ thống qua backdoor. Sau khi chiếm được quyền truy cập, tin tặc tiến hành khởi chạy PowerShell để tải xuống Prometei từ một máy chủ từ xa.
Các phiên bản gần đây của mô-đun bot đi kèm với các backdoor hỗ trợ một tệp lệnh mở rộng, bao gồm một mô-đun bổ sung có tên "Microsoft Exchange Defender" giả mạo sản phẩm của Microsoft. Mô-đun này có khả năng loại bỏ các web shell cạnh tranh khác trên máy để Prometei có quyền truy cập vào các tài nguyên cần thiết, nhằm khai thác tiền điện tử một cách hiệu quả.
Theo dấu vết trên VirusTotal, botnet này có thể đã xuất hiện vào đầu tháng 5/2016, cho thấy phần mềm độc hại đã không ngừng phát triển kể từ đó, bổ sung thêm các mô-đun và kỹ thuật mới.
Prometei nhắm tới nạn nhân trong nhiều lĩnh vực như tài chính, bảo hiểm, bán lẻ, sản xuất, tiện ích, du lịch và xây dựng, xâm phạm mạng lưới các tổ chức đặt tại Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và một số quốc gia ở Châu Âu, Nam Mỹ và Đông Á.
Mai Hương
10:00 | 27/08/2021
10:00 | 22/12/2021
17:00 | 01/04/2022
09:00 | 06/10/2021
11:00 | 14/04/2021
15:00 | 26/05/2021
07:00 | 29/03/2021
09:00 | 02/04/2021
10:00 | 16/01/2023
Chỉ tính trong năm 2022, lực lượng chức năng đã ngăn chặn, xử lý hơn 2.620 trang web lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật và bảo vệ hơn 4,7 triệu người dân trước hành vi tấn công trực tuyến.
14:00 | 18/10/2022
Hãng tin ABC News dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, một số sân bay lớn nhất của nước này đã trở thành mục tiêu tấn công mạng. Cụ thể, vụ tấn công mạng này đã khiến một số trang web không thể truy cập được, dẫn tới việc xử lý hồ sơ bị kéo dài và ùn tắc hành khách tại các sân bay.
10:00 | 19/08/2022
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện một loạt các cuộc tấn công diễn ra đầu năm nay sử dụng phần mềm độc hại trên Windows mới để giám sát các tổ chức chính phủ trong ngành công nghiệp quốc phòng của một số quốc gia ở Đông Âu.
13:00 | 08/08/2022
TRM Labs cho biết, trong tháng 5/2022 có hơn 100 báo cáo tấn công được gửi đến Chainabuse - nền tảng bảo vệ cộng đồng khỏi các dự án lừa đảo. Vào tháng 6, các cuộc tấn công, đánh cắp tiền của nhà đầu tư thông qua Discord gia tăng 55%. Ước tính số tiền mà tin tặc đánh cắp được của nhà đầu tư NFT lên tới 22 triệu USD.
Trung tuần tháng 1/2023, Lexmark phát hành bản vá cho lỗ hổng nghiêm trọng có thể cho phép thực thi mã từ xa (RCE) trên hơn 100 mẫu máy in.
14:00 | 31/01/2023